Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 CÂY RƠM Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên...

CÂY RƠM Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc mà làm ướt từ ruột cây ướt ra.

Câu hỏi :

CÂY RƠM Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc mà làm ướt từ ruột cây ướt ra. Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chơi chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà. Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của rơm, vì hương đồng nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn. (Theo Phạm Đức) II.Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh vào chữ cái (từ câu 1 đến câu 7) trước câu trả lời đúng và làm theo yêu cầu dưới đây. Câu 1. Cây rơm được miêu tả bằng những từ ngữ nào? A. cao cao B. tròn nóc C. to lớn D. cao to . Câu 2. Vì sao trên cọc trụ, người ta phải úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ? A. để làm nóc nhà cho đẹp B. để che mưa, che nắng cho cây rơm. C. để nước không theo cọc mà làm ướt ruột cây rơm. D. để nước theo cọc mà làm ướt ruột cây rơm. Câu 3. Cây rơm được so sánh với những gì? A.Mái nhà cao tầng. B. Túp lều không cửa. C. Cây nấm không chân. D. Cả ý B và C. Câu 4. Với tuổi thơ, vì sao cây rơm có thể mở cửa bất cứ nơi nào? A. vì cây rơm chỉ mở cửa cho B.trẻ nhỏ vì cây rơm có rất nhiều cửa C.v ì trẻ nhỏ có thể chui vào cây rơm D.vì trẻ nhỏ có thể chui vào cây rơm lấy rơm che cho mình như đóng cửa lại. Câu 5. Cây rơm giúp gì cho cuộc sống của người nông dân? A. dùng để đun bếp B. dùng làm thức ăn cho trâu, bò. C. dùng để làm nhà. D. tất cả các ý trên Câu 6. Câu nào sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá? A. Cây rơm giống như một chiếc lều không cửa. B. Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. C.Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. D.Các chú bé lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. Câu 7: Câu “Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.” thuộc kiểu câu kể nào? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 8: Hãy tìm các từ ngữ thay thế cho các từ in nghiêng để câu văn có hình ảnh nhân hóa sinh động. a. Từng đàn bướm bay trên đồng lúa xanh. b. Trên những tán cây cao, giờ lại nghe thấy tiếng chim hót và tiếng gió thổi trong kẽ lá. c. Ánh nắng chiếu lên mái nhà và mảnh sân xinh xắn. d. Từng con sóng ùa lên bãi cát trắng mịn. Câu 9. Đặt 1 câu kể nói về hoạt động vui chơi của em hoặc các bạn trong giờ ra chơi. Câu 10. Xác định chủ ngữ trong câu sau: Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.

Lời giải 1 :

Câu 1. Cây rơm được miêu tả bằng những từ ngữ nào?

A. cao cao

B. tròn nóc

C. to lớn

D. cao to .

⇒Ta thấy ở chi tiết :"Cây rơm đã cao và tròn nóc"

Câu 2. Vì sao trên cọc trụ, người ta phải úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ?

A. để làm nóc nhà cho đẹp

B. để che mưa, che nắng cho cây rơm.

C. để nước không theo cọc mà làm ướt ruột cây rơm.

⇒Ta thấy ở chi tiết :" Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc mà làm ướt từ ruột cây ướt ra"

D. để nước theo cọc mà làm ướt ruột cây rơm.

Câu 3. Cây rơm được so sánh với những gì?

A.Mái nhà cao tầng.

B. Túp lều không cửa.

C. Cây nấm không chân.

D. Cả ý B và C.

⇒Ta thấy ở chi tiết :"Cây rơm giống như một túp lều không cửa và Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân."

Câu 4. Với tuổi thơ, vì sao cây rơm có thể mở cửa bất cứ nơi nào?

A. vì cây rơm chỉ mở cửa cho

B.trẻ nhỏ vì cây rơm có rất nhiều cửa

C.v ì trẻ nhỏ có thể chui vào cây rơm

D.vì trẻ nhỏ có thể chui vào cây rơm lấy rơm che cho mình như đóng cửa lại.

⇒Ta thấy ở chi tiết :"Lúc chơi trò chơi chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại."

Câu 5. Cây rơm giúp gì cho cuộc sống của người nông dân?

A. dùng để đun bếp

B. dùng làm thức ăn cho trâu, bò.

C. dùng để làm nhà.

D. tất cả các ý trên

⇒Ta thấy ở chi tiết :"Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của rơm,"

Câu 6. Câu nào sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá?

A. Cây rơm giống như một chiếc lều không cửa.

⇒Câu này sử dụng biện pháp so sánh

B. Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.

⇒Câu này sử dụng biện pháp so sánh

C.Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.

D.Các chú bé lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.

⇒Đây là câu kể Ai làm gì

Câu 7: Câu “Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.” thuộc kiểu câu kể nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 9. Đặt 1 câu kể nói về hoạt động vui chơi của em hoặc các bạn trong giờ ra chơi.

⇒Em và các bạn nữ cùng nhau chơi nhảy dây.

Câu 10. Xác định chủ ngữ trong câu sau:

Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.

⇒Trạng ngữ : Lúc chơi trò chạy đuổi,

⇒Chủ ngữ : những chú bé tinh ranh

⇒Vị ngữ : có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.

$@anhvu19120122$

Thảo luận

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK