1. Giới thiệu chung: Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Giải thích nhận định
- Cuộc sống: là những gì đang diễn xung quanh ta, là hỉ, nộ, ái, ố của cuộc sống này.
=> Cuộc sống muôn màu vạn trạng chính là mảnh đất để sáng tạo nghệ thuật. Sử dụng hình ảnh “cánh đồng màu mỡ” một lần nữa Puskin đã khẳng định không ở đâu, không phải một nơi nào khác mà chính cuộc sống này là cơ sở để sáng tạo nghệ thuật, sáng tác thơ ca.
- Lí giải:
+ Đăc điểm của văn học là phản ánh hiện thực. Bởi vậy các tác phẩm văn học bao giờ cũng lấy hiện thực làm trung tâm để phản ánh.
+ Hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn có những ngóc ngách mà ta chưa khám phá hết. Đó chính là nơi để các tác giả lách ngòi của bút của mình để phản ánh.
2.2 Chứng minh nhận định
a. Đoạn thơ trong bài “Bài thơ về tiêu đội xe không kính”
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
- Hiện thực được phán ánh trong khổ thơ là những chiếc xe không kính di chuyển từ Bắc vào Nam trên tuyến đường Trường Sơn bỏng cháy.
- Phân tích:
+ Hai câu thơ đầu đã nêu lên nguyên nhân những chiếc xe trở nên mất kính.
Câu thơ đầu tiên dài như một như một lời phân trần để dẫn vào câu thơ thứ hai với điệp từ “không”, điệp từ “bom”, kết hợp với động từ mạnh “giật”, “rung”. Qua đó, tác giả đã lí giải nguyên nhân những chiếc xe không kính là do bom đạn tàn phá. Như vậy, ở đây, qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả đã gián tiếp tố cáo sự khốc liệt của chiến tranh.
+ Hai câu thơ sau, tác giả đã tạo ấn tượng mạnh khi nêu bật tư thế hiên ngang, chủ động, tự tin của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không kính đó:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu, kết hợp với đại từ nhân xưng đầy tự hào “ta” đã làm nổi bật tư thế ấy. Nhịp thơ 2/2/2 đều đặn, điệp từ “nhìn” lặp lại ba lần. Đặc biệt cái nhìn thẳng, đó là cái nhìn bất khuất, trang nghiêm đối mặt với gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh
=>Vượt lên trên cái gian khổ của chiến tranh, tư thế của người lính mới thật đàng hoàng, vững chãi.
b. Ánh trăng của Nguyễn Duy
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
- Hiện thực cuộc sống: Nguyễn Duy viết bài thơ này khi kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được ba năm. Ba năm sống trong hoà bình, không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Bởi vậy “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình của nhà thơ với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình.
- Phân tích:
Hoàn cảnh thay đổi khiến lòng người đổi thay:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
+ Người lính từ những cánh rừng đơn sơ trở về thành phố, bước vào cuộc sống mới, cuộc sống hòa bình, tự do, cách nói hoán dụ “ánh điện, cửa gương” chỉ tới một cuộc sống tiện nghi, hiện đại, nhưng nó hoàn toàn tách biệt, xa rời thiên nhiên.
+ Trong cuộc sống hiện tại đó, một cách vô tình, sự thay đổi đến với con người từ từ, khó nhận biết. Trăng xưa vẫn vậy, vẫn đi qua ngõ, vẫn sát cánh bên con người, nhưng bởi lòng người đã lãng quên nên vầng trăng “Tri kỉ”, “tình nghĩa” ngày nào nay đã trở thành “người dưng qua đường”. Phép so sánh đã cho thấy sự thay đổi đến đau lòng, câu thơ ngắn gọn mà ý tứ diễn đạt thì vô cùng. Sự ồn ã, xa hoa của phố phường, công việc mưu sinh rồi những nhu cầu vật chất... đã lôi kéo con người ra khỏi những giá trị tinh thần của một thời. Sự vô tâm của con người đã khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ.
=> Trong cuộc sống hiện đại dù vô tình , con người đã trở thành kẻ bạc bẽo, hoàn toàn quên lãng vầng trăng.
Tình huống bất ngờ làm thay đổi mạch cảm xúc
+ Cuộc sống với bộn bề, lo toan vất vả đã cuốn con người theo dòng chảy của nó, trăng tưởng đã mờ chìm đi trước một cuộc sống thị thành bộn bề, gấp gáp nhưng rồi vầng trăng xưa đã có dịp sáng lên trong một khảng khắc khi cuộc sống hiện đại biến mất. Trăng xuất hiện đánh thức bao kỉ niệm, gợi nên bao suy ngẫm
“Thình lình đèn điện tắt
...vầng trăng tròn”
+ 3 khổ thơ đầu, điệp từ “hồi” được lặp lại khiến giọng thơ bình thường, đều đặn, thủ thỉ, sang khổ thơ thứ 4, giọng thơ đột ngột cất cao trước một tình huống bất ngời. Bằng phép đảo ngữ “thình lình đèn điện tắt”, cuộc sống xa hoa, hiện đại tạm thời biến mất, theo phản xạ tìm ánh sáng từ trong bóng tối, con người vội bật tung cửa sổ và bất ngờ gặp lại vầng trăng xưa. Trăng vẫn bên cửa sổ. Tròn vành vạnh, vẫn tình nghĩa, thủy chung như ngày nào.Phép đảo ngữ ‘đột ngột” càng nhấn mạnh sự bất ngờ thức tỉnh sau 1 chặng đường dài lãng quên.
=> Đến đây người lính từng trải như Nguyễn Duy đã chợt nhận ra một điều: cuộc đời mỗi con người giống như một dòng chảy có những quanh co, uốn khúc nhưng phải qua những khúc quanh, qua những biến cố, con người mới nhận ra đâu là chân giá trị của cuộc sống.
3. Tổng kết
Lách ngòi bút của mình vào những góc khác nhau của cuộc sống, Phạm Tiến Duật đã khám phá ra một hiện thực đầy khốc liệt, nguy hiểm mà những người lính phải đối mặt. Nhưng cũng chính qua hiện thực đó lại làm sáng lên vẻ đẹp phẩm chất anh hùng của họ. Còn với Nguyễn Duy đó chính là hành trình đi tìm lại, thức tỉnh bản thân, từ lối sống vô ơn, lãng quên quá khứ đến khi nhận thức sai lầm của bản thân. Hành trình thức tỉnh đó cho thấy sự tinh tế của Nguyễn Duy trong việc khám phá, phản ánh đời sống tâm hồn con người.
Các câu hỏi liên quan
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK