Câu 1:
Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành:
- Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
Câu 2:
- Xuất hiện thành thị trung đại vì: Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn
Câu 3:
Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trải qua các giai đoạn: hình thành một số quốc gia phong kiến “dân tộc” (từ thế kỉ VII đến X); thời kì phát triển (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII); suy yếu (sau thế kỷ XVIII) và bị xâm lược vào giữa thế kỉ XIX.
Câu 4:
- Về văn hóa:
+Tư tưởng : Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
+ Văn học , Sử kí : rất phát triển, có nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm tiêu biểu , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng
+Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... với trình độ cao, rất nổi tiếng
- Về khoa học-kĩ thuật : nhiều phát minh quan trọng như giấy viết , nghề in , la bàn, chế tạo thuốc súng
- Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu.
Câu 5:
- Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
Câu 6:
- Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…
- Trong thủ công nghiệp: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển. Do đó, sản phẩm không những tăn về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.
- Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường xá, thống nhất tiền tệ,...
Chúc học tốt!!! Xin ctlhn cho nhóm ak
`1,`
`*` Sự hình thành XHPK ở Châu Âu:
`->` Cuối thế kỉ thứ `V` người Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới.
`->` Chiếm ruộng đất chia cho nhau.
`->` Phong chức tước cho nhau.
`->` Xã hội hình thành các tầng lớp mới:
`+,` Lãnh chúa phong kiến: Là các tướng lĩnh và các quý tộc có nhiều ruộng đất, địa vị, giàu có.
`+,` Nông nô: Là nô lệ được giải phóng, nông dân tự do, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
`=>` XHPK ở Châu Âu được hình thành.
`2,`
`*` Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại:
`->` Lãnh địa đóng kín không buôn bán với bên ngoài.
`->` Sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công cần nơi đông người buôn bán và lập xưởng sản xuất.
`=>` Các thị trấn ra đời, sau trở thành các thành phố lớn gọi là thành thị.
`3,`
`*` Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
`->` Từ thế kỉ `X` đến thế kỉ `XVIII` là thời kì phát triển thịnh vượng nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
`+,` Mở rộng, thống nhất lãnh thổ, đạt nhiều thành tựu văn hóa.
`+,` Một số quốc gia hình thành và phát triển: Mô-giô-pha, Đại Việt, Chăm-pa, Ăng co.
`->` Thế kỉ `XIII`, người Thái di cư xuống phía Nam lập nên Vương quốc Su-khô-thay, thế kỉ `XIV` vương quốc Lạng Xạng hình thành,....
`->` Nửa sau thế kỉ `XVIII` các vương quốc suy yếu, giữa thế kỉ `XIX` trở thành thuộc địa của Phương Tây (trừ Thái Lan).
`4,`
`*` Những thành tựu về văn hóa, khoa học kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến:
`->` Văn hóa:
`+,` Về tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức giai cấp phong kiến.
`+,` Về văn học: Thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ,... Thời Minh - Thanh xuất hiện nhiều bộ tiểu thuyết có giá trị như Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí,...
`+,` Về sử học: Có các bộ sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh sử,...
`+,` Về kiến trúc, nghệ thuật: Với nhiều công trình độc đáo như cố cung, những bức tượng Phật,...
`->` Khoa học - kĩ thuật:
`+,` Nhiều phát minh rất quan trọng như giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng,...
`+,` Những vật dụng cho cuộc sống bình thường như đồ gốm, sứ, vải lụa,...
`5,`
`*` Công lao của Ngô Quyền:
`->` Chấm dứt hơn `1000` năm đô hộ của ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
`->` Củng cố nền độc lập dân tộc, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
`*` Công lao của Đinh Bộ Lĩnh:
`->` Có công dẹp loạn `12` sứ quân, đất nước được thống nhất.
`->` Xây dựng đất nước vững mạnh, chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù.
`6,`
`*` Nguyên nhân đã làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê có bước phát triển là những chính sách trong bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
`->` Nông nghiệp:
`+,` Ruộng đất được chia đều cho nông dân cầy cấy.
`+,` Các biện pháp khuyến nông: Cày tịch điền, khai khẩn đất hoang, đào vét kênh ngòi,...
`=>` Kết quả: Sản xuất phát triển, được mùa liên tục.
`->` Thủ công nghiệp:
`+,` Các xưởng thủ công nhà nước chuyên rèn đúc vũ khí, đúc tiền, xây dựng cung điện.
`+,` Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển: Dệt, lám giấy, làm đồ gốm.
`->` Thương nghiệp:
`+,` Nội thương: Các trung tâm buôn bán, chợ quê được hình thành.
`+,` Ngoại thương: Thiết lập quan hệ buôn bán, bang giao Việt `-` Tống.
`=>` Việc thiết lập quan hệ buôn bán, bang giao có ý nghĩa: Củng cố nền độc lập dân tộc `->` tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK