1.
- Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng lực. Hay những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.
- Ví dụ: lực của tay để mở cửa, lực chân cầu thủ đá vào quả bóng, lực đẩy xe lên dốc, …
- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
- Ví dụ:
+ Lực mà nam châm hút viên bi sắt,…
+ Khi đưa cực bắc của nam châm này lại gần cực nam của nam châm khác, chúng ta sẽ cảm nhận có lực hút tác dụng lên hai tay mình, mặc dù hai nam châm không chạm vào nhau.
+ Lực Trái Đất tác dụng lên quyền sách đặt trên mặt bàn.
2. Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, chiều dài của nó lại trở lại chiều dài tự nhiên.
Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.
3. Lò xo được làm từ dây thép carbon. Lò xo thường được dùng : bạt nhún, giảm xóc xe máy, bút bi, lực kế, cân đồng hồ,.......
4.
Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo hay nói cách khác độ dãn của lò xo tỉ lệ với trọng lượng của các quả nặng treo vào.
5.
Cứ treo thêm 100g thì độ dài thêm của lò xo là: 11,5 -11 = 0,5cm.
Suy ra: Chiều dài ban đầu của lò xo là: 11 – 0,5 = 10,5cm.
Cứ treo 500g thì độ dài thêm của lò xo là: 5.0,5 = 2,5cm.
Vậy nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài là: 10,5 + 2,5 = 13cm.
1 . Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng lực. Hay những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.
- Ví dụ: lực của tay để mở cửa, lực chân cầu thủ đá vào quả bóng, lực đẩy xe lên dốc,vv,.... 2. - Lò xo là một vật đàn hồi. Dùng tay kéo hai đầu của một lò xo thì lò xo dãn ra. Khi tay thôi tác dụng thì lò xo tự co lại, trở về hình dạng ban đầu. Hiện tượng trên gọi là biến dạng của lò xo. 3. Trong thực tế lò xo thường được chế tạo bằng những đồ vật, dụng cụ sử dụng biến dạng của lò xo: bút bi, đệm lò xo, lực kế, cân đồng hồ, ….
4. Một lò xo treo thẳng đứng có khối lượng không đáng kể. Sau đó treo lần lượt các quả nặng có khối lượng khác nhau vào lò xo. Ghi lại chiều dài của lò xo tương ứng với mỗi quả nặng. Tìm ra mối liên hệ giữa độ giãn của lò xo và khối lượng vật treo.
5.
Cứ treo thêm 100g thì độ dài thêm của lò xo là: 11,5 -11 = 0,5cm.
Suy ra: Chiều dài ban đầu của lò xo là: 11 – 0,5 = 10,5cm.
Cứ treo 500g thì độ dài thêm của lò xo là: 5.0,5 = 2,5cm.
Vậy nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài là: 10,5 + 2,5 = 13cm.
~~~~~~CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA~~~~~~
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK