Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 bạn hãy kể bài ăn mầm đá câu hỏi 4232332...

bạn hãy kể bài ăn mầm đá câu hỏi 4232332 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

bạn hãy kể bài ăn mầm đá

Lời giải 1 :

Chúa Trịnh quanh năm ăn toàn sơn hào, hải vị, chả thiếu thức gì, mà vẫn không thấy ngon miệng.
Môt hôm, Quỳnh túc trực, Chúa bảo:
– Ta ăn đủ của thơm vật lạ, mà không biết ngon. Ngươi có biết thứ gì ngon thì nói cho ta hay?
– Tâu Chúa, Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?
– Vị ấy ngon lắm à?
– Dạ, ngon lắm.
– Thật như thế thì làm để ta nếm thử xem?
Quỳnh sai người lập tức đi lấy “mầm đá” về ninh nhừ để làm đồ ngự thực, còn mình thì lủi về nhà lấy một lọ tương ngon, một đĩa muối trắng. Lọ tương thì bịt thật kỹ ngoài đề hai chữ “Đại phong” đem sang giấu một chỗ.
Chúa đợi lâu, thấy đói bụng, hỏi:
– Mầm đá đã chín chưa ?
Quỳnh thưa:
– Chưa được.
Chốc chốc, Chúa lại hỏi, Quỳnh tâu:
– Thứ ấy phải cho thật chín, không thì lâu tiêu.
Khuya, Chúa lại hỏi. Quỳnh biết Chúa đói lắm rồi, mới tâu:
– Xin Chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn mầm đá xin dâng sau.
Rồi truyền dọn cơm tương với muối dâng lên. Chúa đang đói, ăn ngon miệng. Trông thấy lọ đề hay chữ “Đại phong” lấy làm lạ. Chúa hỏi:

– Mầm “Đại phong” là mầm gì mà ngon thế?
– Bẩm là đồ dã vị thường dùng.
– Là gì, nói lên cho ta biết?
– Bẩm tương ạ?
– Ngươi để hai chữ “Đại phong” là nghĩa là sao?
– Bẩm “Đại phong” là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tuợng lo là lọ tương.
– Lâu nay ta không ăn, quên mất cả vị, sao ngon thế?
– Tâu Chúa, quả không sai. Lúc đói thì ăn gì cũng ngon, no thì không thấy gì vừa miệng!
Chúa cười bảo:
– Ngươi nói phải. Thế ra ngươi làm cho ta thật đói để ăn cho biết ngon, chứ đợi mầm đá thì biết đến bao giờ cho chín.

  mình gửi bạn nhé vì bạn bảo hãy kể bài ăn mầm đá mà

Thảo luận

Lời giải 2 :

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã rất quen thuộc với bài tập đọc : Ăn mầm đá ( Từ lớp 4 trở lên ). Em cũng như vậy, em cũng là một học sinh lớp 4 của một trường tiểu học. Em đã vừa được học bài tập đọc này mấy tháng trước. Câu chuyện này là một câu chuyện có thật ngoài đời. Nhân vật chính nói về một nhân vật rất quen thuộc với chúng ta đó là Trạng Quỳnh và Vua. Hôm nay, em sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện ấy.

Tương truyền vào thơi vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biến thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.

Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo :

- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi biết thứ gì ngon thì mách cho ta.

Trạng bẩm :

- Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ ?

Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề ai chữ đại phong.

Bữa ấy, chúa đợi  món mầm đá đã quá bữa, thấy đói bục bèn hỏi :

- Mầm đá đã chính chưa ?

Trạng đáp :

- Dạ, chưa ạ.

Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu :

- Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.

Đã khuya, chúa lại hior. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu :

- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn mầm đá thần xin dâng sau.

Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói nên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ đề hai chữ Đại phong, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi :

- Mắm đại phong là mắm gì mà ngon thế ?

- Bẩm, là tương ạ !

- Vậy ngươi đề hai chữ đại phong nghĩa là sao ?

- Bẩm, đại phogn là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lọ, tượng lọ là lọ tương ạ.

Chúa bật cười :

- Lâu nay ta không ăn, quên cẩ vị. Sao tương ngon thế ?

- Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ. 

Qua câu chuyện này em thấy trạng quỳnh và ông vua thời ấy thật khác biệt nhau. Vua thì chỉ biết ăn và chơi... còn trạng quỳnh thì luôn biết giúp đỡ dân làng, giúp vua bỏ những tật xấu...

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK