Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mọc...

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt lo

Câu hỏi :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (1đ) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1đ) Chỉ ra ít nhất 2 biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng? Câu 2 (1.0 điểm). Tìm thành phần tình thái trong câu thơ sau và cho biết tác dụng của nó? Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Lời giải 1 :

Câu `1.`

`a)` 

`-` Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: "Mùa xuân nho nhỏ"

`-` Tác giả: Thanh Hải

`-` Hoàn cảnh sáng tác:

`+`  Viết vào tháng 11/1980

`+`  Trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách

`+` Bài thơ được sáng tác không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. 

`b)` 

`-` Biện pháp tu từ:

`+` Đảo ngữ "mọc"

`=>` Tác dụng:

`+` Đem lại cảm giác linh hoạt trong câu thơ đã đem lại sự thú vị cho câu thơ.

`+` Động từ "mọc" được đảo lên đầu câu thơ để tô đậm, gợi ra sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, mãnh liệt của một bông hoa tím giữa dòng sông xanh. Qua đó nhằm nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, đất trời.

`-` Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

"Từng giọt long lanh rơi 

Tôi đưa tay tôi hứng"

`->` Tác giả tưởng tượng như những tiếng hót vang trời của loài chim chiền chiện hóa thành những giọt nước trong xanh mà ta có thể hứng được.

`=>` Tác dụng:

`+` Với bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác và xúc giác “hứng” đó là sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của sự sống, của đất trời, của chim, đó cũng là sự đồng cảm của nhà thơ trước thiên nhiên, cuộc đời.

`+` Gợi ra vẻ đẹp đầy sức sống của đất trời khi vào xuân. Tác giả cũng như muốn hòa mình vào cái không gian trong xanh tràn đầy màu sắc và âm thanh ấy. 

Câu `2.`

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

`-` Thành phần tình thái: Hình như

`->` Tác dụng:

`-` Gợi cảm giác mơ hồ, mong manh, chưa thật rõ nét.

`-` Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ Hữu Thỉnh trước mùa thu sang còn có phần chầm chậm tiếc nuối.

Thảo luận

Lời giải 2 :

*) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ:Mùa xuân nho nhỏ.

-Tác giả: Thanh Hải.

-Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:Mùa xuân nho nhỏlà tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng 11 năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh,chỉ ít ngày nữa là vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng.

*Biện pháp tu từ thứ nhất: Phép đảo ngữ từ "mọc" lên đầu câu.

-Tác dụng:

+Làm cho câu thơ sinh động,hấp dẫn.

+Nhấn mạnh trạng thái tồn tại của sự vật. Đó là sắc hoa tím biếc nổi bật lên giữa dòng sông mùa xuân.

+Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân...

*Biện pháp tu từ thứ hai: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác :"Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng"

-Tác dụng:

+Làm cho câu thơ thêm sinh động,hấp dẫn.

+Cho thấy tác giả cảm nhận rất tinh tế âm thanh tiếng chim. Tiếng chim hót vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng Thanh Hải cảm tưởng như tiếng chim kết đọng lại thành từng giọt, có thể hứng được bằng tay.

+Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã chứng tỏ rằng tác giả đang mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng nhiều giác quan khác nhau. Cũng theo đó mà bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên đầy ấn tượng, có cả hình ảnh, màu sắc và âm thanh, không gian bức tranh mùa xuân cũng được mở rộng, hết sức khoáng đạt gồm cả không gian tầng thấp và tầng cao, gồm cả dòng sông và bầu trời. 

Câu 2:

 ''Sương chùng chình qua ngõ
   Hình như thu đã về''

=>''Hình như'' là thành phần biệt lập tình thái.

-Tác dụng:

+Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ của tác giả trước bước chuyển mùa còn có phần chầm chậm tiếc nuối.

+Gợi cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét.

+Thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi thiên nhiên chuyển mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK