Văn bản 1: Con Chung Một Mẹ
Trái Đất này, xưa kia, chỉ có hai ông, nhưng một ông có bà (vợ); và
một ông không có bà. Ông có bà sinh ra ba người con. Hai người con
gái, một người con trai. Cả nhà, không ai có một tấc sắt. Làm cỏ lúa, phải
dùng cái xương sườn con trâu. Đất cứng, cái xương sườn con trâu gãy,
chị em phải làm cỏ lúa bằng cái tay. Vì thế, cảnh khổ nghèo càng thêm
nghèo khổ. Đến nỗi, cái chén ăn cơm cũng không có, phải ăn vô cái
xốp(1) con đan bằng lá cỏ. Cái ché(2) đựng nước, đựng rượu, phải khoét
gốc cây chuối để dùng. Quần áo, lại càng không có để mặc, phải tước
lột vỏ cây yar(3) che thân.
Thật là quá khổ, quá nghèo!
Một hôm mấy chị em nói với nhau:
− Ở đây, không có gì ăn, đói, chết mất. Người chị lớn Ka Rum nói:
− Ờ, mỗi người đi một nơi, kiếm cái no, cái sống,… Người chị nhỏ Ka
Rút tiếp lời.
− Đi đâu, ở đâu, phải tin cho nhau biết. Người em trai dặn thêm.
− Làm sao mà tin cho nhau biết được? Ka Rum hỏi.
− Khó quá! Ka Rút băn khoăn.
Núi rừng im lặng. Một lúc sau, người em trai nói:
− Đúng rồi! Ta vạch dấu(4) lên lá, lên da con trâu,… nhờ gió, nhờ nước,…
chuyển đến cho nhau…
− Ừ phải! Mọi người cười, nói vui vẻ và ra đi.
Người em trai và chị Ka Rút theo đường suối lên rừng. Ngày đi đêm
ngủ. Đào củ mài(5), bẻ đọt mây, đốt rễ cỏ tranh làm muối ăn cho qua bữa.
Rừng rậm, núi cao, suối sâu,… chị em dìu nhau vượt qua. Đến một chiều
nọ, hai đầu nguồn nước Đạ Đờng (Đồng Nai) chảy xiết, không lội qua
được, hai chị em Ka Rút đành dừng chân lại và xây dựng làng buôn, sinh
con đẻ cái, phát rẫy tra hạt, nuôi trâu, dê, heo, gà,…
Làng buôn Mạ sinh ra từ đó.
Ít lâu sau, nhớ Ka Rum, Ka Rút bảo em trai lấy miếng da trâu vẽ vạch
tin về buôn làng mới, về đất rừng, về ăn ở, về sức khoẻ của Ka Rút và em
trai đã ở yên nơi đầu nguồn nước, nơi có ông Yút, ông Lang Bian,…
Các con suối Đạ Lạch, Đạ Me, Đạ Tẻh, Đạ Nga,… đưa miếng da trâu
có vạch dấu gửi của chị em Ka Rút đến với chị Ka Rum dưới xuôi. Nhưng
miếng da trâu đi chưa được bao lâu, con cá, con quạ thèm ăn đã rỉa
rứt(1) và tha đi miếng da trâu ấy. Nên ngày nay, người Mạ chưa có chữ
riêng của dân tộc mình là vậy.
Còn chị lớn Ka Rum, một mình chỉ lủi thủi, đường bằng đi mãi, đi mãi.
Nhưng rồi cũng hết đường, vì gặp biển. Ka Rum phải dừng lại và dựng xây
làng xóm Việt.
Nhớ lời hẹn xưa, chị Ka Rum lấy lá chuối khô viết vạch tin mừng và nhờ
gió chuyển đưa lên rừng thăm chị em Ka Rút, từ đó, người Việt có chữ viết
của mình.
Tuy là anh chị em chung một ruột, nhưng chị Việt có chữ viết, em Mạ
chưa có chữ viết là do nguyên nhân xảy ra tự xa xưa.
Và cũng từ xa xưa, người Mạ thường truyền miệng cho con cháu
mình biết và nhớ một câu nói: “Choong, Bang Kon yuôn; Tôông, Tang kon
chau bal kon me rưng”(2). Nghĩa là: Choong và Bang là người Kinh; Tôông,
Tang là người dân tộc, nhưng đều là con chung một mẹ.
Ông K’Mọch, 68 tuổi, người Mạ,
buôn B’Trú, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lộc (nay thuộc huyện Bảo Lâm) kể.
(Theo Lâm Tuyền Tĩnh, Sự tích Lang Bian (Truyện cổ các dân tộc thiểu
số Lâm Đồng), Tập I, Sở Văn hoá − Thông tin Lâm Đồng xuất bản, 1987)
Văn bản 2: SỰ TÍCH NÚI LANG BIAN(1), NÚI VOI(2) VÀ SUỐI ĐẠ NHIM(3)
Núi Lang Bian ngày xưa không có tên, có tuổi như bây giờ. Người già
ở đây thường kể:
Thuở ấy, làng buôn Kon Đó, có một chàng trai con nhà nghèo mồ côi
cha tên là Ha Bian. Và, một cô con gái xinh đẹp tên là Ka Lang, con gia
đình nọ, bố mẹ song toàn. Hai người lớn lên và yêu nhau.
Một hôm, Ha Bian thưa với mẹ:
− Mẹ ơi, con muốn bắt vợ(1) để mẹ yên lòng…
Lâu nay, bà mẹ cũng nghĩ như vậy nên ưng ý ngay và lo đầy đủ mọi
thứ cho lễ cưới con mình. Thế là Ha Bian và Ka Lang về ở chung với nhau,
yêu thương, hoà thuận.
Bảy năm qua, lúa, bắp, heo, gà, dê, trâu,… chật sân chật nhà. Cuộc
sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng đã sang năm thứ tám, Ka Lang không
chịu đẻ con và ông trời cũng không cho mưa xuống. Rồi tiếp đến bốn
năm liền hạn hán triền miên, nước không có để uống, gạo không có để
ăn, thiếu cả lá rau, trái ớt,… Ha Bian đã buồn vì không có con, nay lại
thêm cái buồn hạn hán đốt cháy buôn làng, bà con ai cũng lo đói kém.
Ha Bian tức lắm và thưa với các già làng:
− Trời không mưa, không có nước, ta sống không được, ta phải đi kiện
trời.
− Cháu kiện trời được à? Sống gần trăm năm ở đây, ta chưa thấy ai
dám kiện trời, liệu cháu làm nổi việc ấy không? − Một già làng hỏi.
− Làm được! Cháu sẽ đi đến nơi, gặp trời và hỏi.
Các già làng vốn kiêng nể và sợ trời, nhưng thấy Ha Bian nói phải đều
gật gật cái đầu. Một già làng khác hỏi:
− Cháu kiện được trời là đúng ý muốn của muôn người ở đây. Ôi, mấy
năm nay, không đủ trái ớt cay, không đủ lá rau nhíp ngọt. Cái bụng đã
xót lắm rồi! Không có nước, sao sống được! Mất nước là mất tất cả? Phải
xin trời cho mưa rơi thôi!
Mọi người đều cầu chúc cho Ha Bian mạnh cái tay, khoẻ cái chân,
giỏi cái đầu và nói những câu buộc trời phải chịu.
Sau khi bàn bạc kĩ với làng buôn, Ha Bian về nói với vợ:
− Ka Lang à, Ha Bian phải đi kiện trời vì trời quên chúng ta, không cho
mưa thuận gió hoà, không cho nhà nhà no ấm khiến muôn loài đều căm
giận!
− Ha Bian đi với ai? − Người vợ hỏi.
(1) Bắt vợ: phong tục hôn nhân của đồng bào một số dân tộc trước đây.
− Ha Bian đi một mình!
− Đi một mình,… Ka Lang sợ không đến trời! Đường xa, đói khổ, rồi con
cọp, con heo rừng sẽ ăn mất Ha Bian,… Ka Lang than khóc can ngăn,
nhưng Ha Bian vẫn cả quyết ra đi.
Biết không còn cách nào giữ đôi chân Ha Bian được, Ka Lang đành
im và ôm chầm lấy Ha Bian không muốn rời xa nữa. Ha Bian xoa đầu vợ
âu yếm:
− Thôi, ngày mai Ha Bian đi, đừng buồn nữa Ka Lang!
Hai người thức trắng đêm. Ka Lang nấu một nồi cơm thơm, chuẩn bị
tất cả để Ha Bian đi vào lúc trời vừa sáng. Ha Bian nắm tay vợ nói:
− Ka Lang ở nhà, chăm sóc mẹ già khi đau ốm và nếu bảy ngày
không thấy Ha Bian về, Ka Lang hãy tìm đường theo tiếp gạo. Trên đường
đi, cứ ba thước, Ha Bian sẽ bẻ hạ một cây con làm dấu vết!
Ka Lang càng nức nở:
− Chúc Ha Bian đi sớm trở về!
Mặt trời đã đỏ rực đằng đông, đường lên trời giục Ha Bian tiến bước,
Ha Bian đã đi, được bảy ngày đường rừng mệt mỏi. Càng lên cao càng
khát nước. Sức đã kiệt, gạo lại không còn, đã thế, sông núi càng hiểm trở,
không mở lối cho Ha Bian đi; Ha Bian gục xuống và chết trên lưng chừng
núi Gan Reo…
Sang ngày thứ tám, nóng ruột quá, Ka Lang lần theo vết gãy cây non
tìm đến chỗ Ha Bian nằm chết khóc thương thảm thiết. Tiếng khóc Ka
Lang vang xa khắp tám núi, tám sông, tám rừng, tám suối,… Tiếng khóc
Ka Lang bay tới tận trời. Nghe thấy tiếng khóc, trời liền hỏi:
− Tiếng khóc của ai, ta nghe hoài không chịu nổi?
− Tiếng khóc của Ka Lang thương chồng chết! − Một thần quan nói.
− Chồng chết vì sao? − Trời hỏi.
− Vì đi kiện trời xin mưa! − Một thần quan trả lời.
− Kiện ta à? Xin mưa à? Ôi, ta vô tâm quá! Lâu nay ta vô tâm quá!
Thần mưa đâu, hãy cho mưa xuống! Bắp, lúa đang cần nước sống, người
người đang cần nước uống, mưa mau!
Lệnh trời phán truyền, thần mưa tung mưa xuống. Trong mưa, Ka Lang
càng khóc dữ dội hơn, khóc mừng cho làng buôn có nước, khóc thương
Ha Bian chết tội nghiệp giữa rừng! Tiếng khóc Ka Lang làm xúc động con
voi đầu đàn, nó đến đứng che mưa cho Ka Lang. Và sau bảy ngày, Ka
Lang chết. Thương Ka Lang và Ha Bian, con voi không nỡ bỏ đi, suốt ba
tháng ròng đứng khóc và che mưa cho hai người rồi cuối cùng cũng chết
theo luôn.
Sau ba tháng mưa tầm tã, nước mưa hoà cùng với nước mắt Ka
Lang, nước mắt voi tưới khắp núi đồi, nương rẫy, làng buôn và chảy thành
suối nước. Suối nước ấy được bà con dân buôn gọi là suối Đạ Nhim (nước
mắt).
Nhờ vợ chồng Ka Lang nên buôn làng đã có nước. Có nước là có tất
cả lúa, bắp, ớt, rau,… Các già làng thương nhớ Ka Lang, Ha Bian và lấy
tên Lang Bian đặt tên cho núi cao Kon Đó, lấy tên ông Voi đặt cho núi
Gan Reo. Sự tích núi Lang Bian, núi Voi, suối Đạ Nhim là thế.
Ông Liêng Hót Ha Huý, 92 tuổi, dân tộc Chil,
buôn Kon Đó, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng kể.
CHO MÌNH XIN HAY NHẤT NHA VÀ 5 SAO + CẢM ƠN.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ VÀ CHÚC BẠN NĂM 2022 MAY MẮN THẬT NHIỀU.
#HOIDAP247
#NGOMINHTHANH@.
`\color{red}{\text{Thanh Ngô Minh}}`
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK