Đáp án:
Hiện tượng mạ xuân thường bị chết rét là do:
+Nhiệt độ thấp làm tổn thương lông hút và bộ rễ dẫn đến việc rễ không hút được nước và muối khoáng
+Rễ không hút được nước làm mất cân bằng nước trong cây
+Cây mạ bị héo sau đó bị chết
Biện pháp kỹ thuật chống rét:
- Che phủ nilon, cần phải dùng nilon trắng trong, không quá dày, không quá mỏng, khổ 1,2m khi rạch đôi được 2,4m nhằm đảm bảo che phủ kín cả luống, tuyệt đối không được hở chân. Vòm nilon đảm bảo độ cao từ 50-60cm, sau khi che xong cần kiểm tra bằng cách cho tay vào bên trong nếu nhiệt độ cao hơn bên ngoài và có hơi nước đọng trong vòm, như vậy nilon đã đảm bảo độ kín.
- Duy trì độ ẩm trên mặt luống, tốt nhất là để rãnh có nước và cần kiểm tra độ kín của nilon, kiểm tra và tiến hành che chắn lại ngay nhằm đảm bảo độ kín để giữ ấm và giữ ẩm.
- Nếu kiểm tra mạ sinh trưởng phát triển kém thì có thể dùng 50 – 100g supe lân pha loãng với nước phân chuồng hoai mục để tưới cho 1 m2 mạ nhằm tăng cường phát triển của bộ rễ (tuyệt đối không được tưới nước phân đạm)
- Có thể dùng tro bếp mục để rắc lên luống mạ giúp tăng cường khả năng chống rét cho mạ.
Đáp án: ác tỉnh miền Bắc nhiệt độ giảm sâu dưới 10 độ C trong nhiều ngày, nông dân cần khẩn trương có những biện pháp thiết yếu để chống rét cho mạ nhằm giảm thiểu lượng mạ chết rét và giúp lô thóc giống nảy mầm thuận lợi.
Đây là ngưỡng nhiệt độ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của các trà mạ xuân sớm ngoài đồng cũng như việc ngâm ủ thóc giống để làm mạ nền cứng. Nông dân cần khẩn trương có những biện pháp thiết yếu để chống rét cho mạ nhằm giảm thiểu lượng mạ chết rét và giúp lô thóc giống nảy mầm thuận lợi.
+ Trong thời gian che nilon cho mạ, nếu nhiệt độ ngoài trời tăng dần > 15 độ C và có nắng vào buổi trưa, cần phải mở hai đầu nilon vào ban ngày để thoát hơi nước và giúp cây quang hợp tốt hơn. Nếu đêm giá lạnh lại tiếp tục đậy nilon lại.
+ Cần bổ sung cho mạ một lượng phân chuồng mục
+ tro bếp hoặc lượng nhỏ kali và lân để giúp mạ ấm chân và cứng cáp, chống rét tốt hơn đồng thời, ruộng mạ cũng cần được cho nước ở mức 2cm để giữ ấm. Tuyệt đối nông dân không được bón đạm urê hoặc phân bón lá giàu đạm cho mạ trong những ngày này.
+ Hàng ngày cần kiểm tra ruộng mạ cũng như xem kĩ càng các luống mạ được phủ nilon để chèn, phủ kín lại những chỗ nilon bị tốc hoặc bị thủng để mạ luôn được giữ ấm. Bổ sung nước kịp thời khi ruộng mạ bị cạn nước.
+ Che nilon đúng cách không những giúp cho mạ chống rét mà còn chống được chim, chuột và gia cầm phá hại. Những ngày rét đậm, rét hại nếu che được nilon, nhiệt độ bên trong luống mạ sẽ luôn cao hơn nhiệt độ bên ngoài khoảng 3 - 4 độ C, giúp cho cây mạ có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng.
+ Nếu che nilon dạng “bệt” như trải chiếu trên bề mặt luống mạ, gặp rét đậm, rét hại đọng sương trên bề mặt nilon bị trũng, nước sương giá lạnh sẽ làm mạ bị héo chết loang lổ, lá mạ sinh trưởng lướt, yếu. Vì vậy nhất thiết phải làm khung vòm như trên để che chắn mạ sẽ tốt hơn. +
Trước khi cấy 2 - 3 ngày nên mở dần nilon cho mạ làm quen với nhiệt độ môi trường bên ngoài, hạn chế mạ bị sốc nhiệt khi cấy ngay ra ruộng vì ruộng cấy có điều kiện khác hẳn môi trường mạ che nilon.
+ Cần loại bỏ mạ đã bị già (có trên 6 lá) không cấy ra ruộng sản xuất.
- Đối với lô thóc giống đem ngâm ủ trong những ngày rét đậm: Nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kĩ thuật tác động nhằm giảm thiểu rủi ro như: Dùng nước ấm 3 sôi 2 lạnh và dùng thùng giữ nhiệt hoặc hoặc hộp xốp có nắp đậy để ngâm thóc, thay nước ấm khi nước đã lạnh. Đảm bảo hạt thóc ngâm phải đủ nước mới đưa vào ủ(hạt thóc căng mọng, hơi sưng mép, vỏ trấu vàng trong và nhìn rõ nội nhũ).
Dùng vải cotton hoặc chăn bông thấm nước vắt kiệt rồi bọc thóc. Đào hố dưới đất hoặc vùi vào đống rơm to để thúc hạt nảy mầm. Sau ủ khoảng 24h cần kiểm tra nếu lô thóc bị khô cần xử lý bằng cách tải nhanh ra nong, lia rồi vẩy nước ấm và đảo đều thật nhanh rồi đưa thóc vào ủ tiếp.
Nếu rét đậm kéo dài cần tiến hành gieo hạt thóc khi còn nứt nanh để hạt thóc không bị mất sức nảy mầm (hạt gạo không bị thôi chua ra ngoài nhiều tinh bột).
Cần làm khung nilon để che úm mạ mới gieo nếu thời tiết giá rét dưới 15 độ C. Rắc tro bếp và tưới nước bùn loãng, ấm để bảo vệ rễ và giữ ấm chân cây mạ. Không nên gieo mạ trên nền sân xi măng hoặc sân gạch. Tốt nhất nên gieo trên nền đất cứng hoặc nền đất 2cm phủ trên sân gạch.
Giải thích các bước giải:
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK