Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 BT4: Ca dao có bài: "Buồn trông con nhện chăng...

BT4: Ca dao có bài: "Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ? " 1. Những câ

Câu hỏi :

BT4: Ca dao có bài: "Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ? " 1. Những câu ca dao trên gợi cho em liên tưởng đến đoạn thơ nào trong "Truyện Kiều". Trong cả hai văn cảnh, điệp ngữ buồn trông có tác dụng gì? Chép lại đoạn thơ Truyện Kiều 2. Đoạn thơ em vừa chép từ "Truyện Kiều" có sử dụng những biện pháp NT nào? Nêu tác dụng của bp NT đó. 3. Cho câu văn: Tám cầu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (trích “Truyện Kiều" - Nguyễn Du) đã diễn tả xúc động tâm trạng buồn thương , lo sợ của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. a. Chuyển câu văn trên sang câu bị động b. Lấy câu bị động làm câu chủ để hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (12 ->15 câu) trong đó có dùng lời dẫn trực tiếp và câu ghép đẳng lập.

image

Lời giải 1 :

1. Kiều ở lầu Ngưng Bích

Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ. Nhấn mạnh xúc cảm dâng trào trong lòng người. Tình cảm xót thương của tác giả với thân phận nhỏ bé.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

2. 

Ẩn dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ

Tác dungj:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ.

+ Nhấn mạnh xúc cảm dâng trào trong lòng người, tô đậm thân phận người phụ nữ đau thương với những đắng cay muôn phần. 

 + Tình cảm xót thương, đồng cảm, thấu hiểu của tác giả dành cho người phụ nữ 

3.

a. Tâm trạng buồn thương, lo sợ của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được Nguyễn Du diễn tả xúc động qua tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

b.

Tâm trạng buồn thương, lo sợ của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được Nguyễn Du diễn tả xúc động qua tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Điệp ngữ "Buồn trông" lặp đi lặp lại khẳng định nỗi niềm của nhân vật với đau thương, buồn bã. Nhìn về phía xa là con thuyền, lòng người càng thêm man mác buồn. Ngọn nước mới sa với bao giông tố. Và lòng người thì muôn ngàn đắng cay. Ẩn dụ "hoa trôi" cho ta thêm hiểu về thân phận, nỗi xót thương trong Kiều. Cảnh vật như cũng buồn, cũng thương trước đau đớn mà Kiều phải chịu. Rầu rầu kia đâu chỉ là cỏ mà còn là lòng người tuyệt vọng, bế tắc trong cả hiện tại và tương lai. Thế giới rộng lớn bao la tràn ngâp nỗi buồn và lòng Kiều chứa đựng muôn ngàn chua xót, cay đắng. Bão tố kia như đến để thách thức cuộc đời của người con gái bất hạnh. Gió cuốn mặt duềnh, Kiều chẳng lạ những tai họa này. Một loạt câu hỏi tu từ biểu lộ sự trăn trở trong lòng, trăn trở về tương lai mịt mù. Kiều chỉ có thể đau thuowgn mà cất lời: "Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi". Ngay cả trong trạng thái của sự nghỉ ngơi thì nỗi đau vẫn nối tiếp nhau vô hạn và khiến lòng người mỗi lúc một thêm hoang mang. Đó là dự cảm chính xác cho thân phận kiếp người rơi vào bi kịch. 

dẫn trực tiếp gạch chân

câu ghép đẳng lập in nghiêng

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK