1. Thành phần cấu tạo ADN:
ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hoá học là C, H, O, P, N. ADN là loại phân tử lớn (đại phân tử), có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm:
– Đường đêôxiribôluzơ: C5H10O4
– Axit phôtphoric: H3PO4
2. Cấu trúc ADN:
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có: – 10 cặp nuclêôtit. – Dài 34 Ăngstrôn – Đường kính 20 Ăngstrôn.
– Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axít phôtphôric của nuclêôtit với đường C5 của nuclêôtit tiếp theo.
– Liên kết giữa 2 mạch đơn: nhờ mối liên kết ngang (liên kết hyđrô) giữa 1 cặp bazơ nitríc đứng đôi diện theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô hay ngược lại; G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô hay ngược lại).
– Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
+ Nếu biết được trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong một mạch đơn này à trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch còn lại.
+ Trong phân tử ADN: tỉ số: A+T/ G+X là hằng số nhất định đặc trưng cho mỗi loài.
3. Tính chất của ADN
– ADN có tính đặc thù: ở mỗi loài, số lượng + thành phần + trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN là nghiêm ngặt và đặc trưng cho loài.
– ADN có tính đa dạng: chỉ cần thay đổi cách sắp xếp của 4 loại nuclêôtit -> tạo ra các ADN khác nhau.
Tính đa dạng + tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của mỗi loài sinh vật.
4. Chức năng của ADN
Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền về cấu trúc và toàn bộ các loại prôtêin của cơ thể sinh vật, do đó quy định các tính trạng của cơ thể sinh vật.
-> Thông tin di truyền: được chứa đựng trong ADN dưới hình thức mật mã (bằng sự mã hóa bộ 3) cứ 3 nuclêôtit kế tiếp nhau trên 1 mạch đơn quy định 1 axít amin (aa) (= mã bộ 3) hay bộ 3 mã hóa = mã di truyền = đơn vị mã = 1 codon). Vậy trình tự sắp xếp các axít amin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN. Mỗi đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin được gọi là gen cấu trúc.
ARN
là bản sao từ một đoạn của ADN (tương ứng với một gen), ngoài ra ở một số virút ARN là vật chất di truyền.
1. Thành phần:
Cũng như ADN, ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. Mỗi đơn phân (nuclêôtit) được cấu tạo từ 3 thành phần sau:
–Đường ribôluzơ: C5H10O5 (còn ở ADN là đường đềôxi ribôluzơ C5H10O4).
–Axit photphoric: H3PO4.
–1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).
Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang.
2. Cấu trúc ARN:
ARN có cấu trúc mạch đơn:
– Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa H3PO4 của ribônuclêôtit này với đường C5H10O5 của ribônuclêôtit kế tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit (kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN.
– Có 3 loại ARN:
– ARN thông tin (mARN): sao chép đúng một đoạn mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung nhưng trong đó A thay cho T.
– ARN ribôxôm (rARN): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
– ARN vận chuyển (tARN): 1 mạch pôlinuclêôtit nhưng cuộn lại một đầu
+ Ở một đầu của tARN có bộ ba đối mã, gồm 3 nuclêôtit đặc hiệu đối diện với aa mà nó vận chuyển.
+ Đầu đối diện có vị trí gắn aa đặc hiệu.
3. Chức năng ARN:
–ARN thông tin: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN (gen cấu trúc) tới ribôxôm.
–ARN vận chuyển: vận chuyển aa tương ứng tới ribôxôm (nơi tổng hợp protein).
–ARN ribôxôm: thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
Protein
– Có kích thước nhỏ hơn mARN và ADN
– Đơn phân thường là các axit amin
– Có cấu tạo bao gồm một hay nhiều chuỗi axit amin
– Các nguyên tố cấu tạo bao gồm: C, H, N, O… Bên cạnh đó, còn có thêm các nguyên tố Cu, Fe, Mg…(cái này tuwj làm nốt nha )
Đáp án:
*ADN*:
Các nguyên tố hóa học của ADN :
- Cấu tạo từ 5 nguyên tố: C (canxi), H (Hidro), O (Oxi), N (Nitơ), P (Photpho)
Các đơn phân của ADN :
- Thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
- Cấu tạo theo nguyên tác đa phân, gồm nhiều đơn phân, đơn phân là nuclêôtit gồm 4 loại:
+ Ađênin (A)
+ Timin (T)
+ Xitôzin (X)
+ Guanin (G)
⇒ Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu ( nuclêôtit ) trên phân tử ADN khác nhau tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau → Tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho phân tử ADN.
- Gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều quanh 1 trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải.
- Đường kính vòng xoắn là $20 A^{o}$ ( $ A^{o}$ là Ăngxtơrông ), chiều cao vòng xoắn là $34 A^{o}$ (gồm 10 cặp nu).
- Trên 2 mạch đơn của ADN, các nu liên kết với nhau theo :
+ A liên kết T bằng 2 liên kết hiđrô
+ T liên kết A bằng 2 liên kết hiđrô
+ G liên kết X bằng 3 liên kết hiđrô
+ X liên kết G bằng 3 liên kết hiđrô
- ADN có chức năng lưu giữ truyền đạt và bảo quản thông tin di truyền giữa các thế hệ.
* ARN* :
Các nguyên tố hóa học của ARN :
- Cấu tạo từ 5 nguyên tố: C (canxi), H (Hidro), O (Oxi), N (Nitơ), P (Photpho)
Các đơn phân của ARN :
- ARN là đại phân tử hữu cơ nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
+ 1 phân tử đường C5H10O5
+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4)
+ Bazơ nitơ: A, U, G, X
Cấu trúc không gian của ARN :
- ARN là 1 chuỗi xoắn đơn gồm 1 mạch Polinucleotit
- Các ribonu trên phân tử ARN liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị là liên kết giữa đường ribozơ của nu này với axitphotphoric của ribônu bên cạnh
- ARN vận chuyển khi thực hiện chức năng sinh học thường xoắn lại trên đó có nhiều đoạn xoắn kép tạm thời theo nguyên tắc bổ sung (A=U, G=X và ngược lại) nhờ đó tạo lên các tARN có 2 bộ phận đặc trưng đó là bộ ba đối mã và 1 đoạn mang aa.
Chức năng của ARN :
– ARN thông tin: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN (gen cấu trúc) tới ribôxôm.
– ARN vận chuyển: vận chuyển aa tương ứng tới ribôxôm (nơi tổng hợp protein).
– ARN ribôxôm: thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
*Protein* :
Các nguyên tố hóa học của Protein:
- Cấu tạo từ 4 nguyên tố: C (canxi), H (Hidro), O (Oxi), N (Nitơ)
Các đơn phân của Protein :
- Các đơn phân của Protein là axit amin
Cấu trúc không gian Protein :
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
- Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit, có dạng mạch thẳng.
- Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo alpha hoặc gấp nếp beta, các nếp gấp và vòng xoắn được cố định bởi các liên kết hidro giữa các axit amin gần nhau.
- Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc tạo thành cấu trúc không gian đặc trưng cho mỗi loại prôtêin bằng các liên kết đisunfua, liên kết ion, vander van… giúp tăng tính bền vững của phân tử protein.
- Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh, có cấu trúc không gian đặc trưng.
Chức năng của Protein:
Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể (nhân, màng sinh học, bào quan...).
- Dự trữ axit amin (prôtêin sữa, prôtêin hạt...)
- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa (enzim).
- Protein có chức năng vận động: các actin, myosin, là protein làm khung vận động của mô cơ và của rất nhiều tế bào khác.
- Vận chuyển các chất (Hemglobin trong máu), truyền xung thần kinh.
- Thu nhận thông tin (các thụ thể)
- Điều hòa sự trao đổi chất (hoocmon).
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể).
→ Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK