Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Viết bài văn phân tích giải thích câu: Bầu ơi...

Viết bài văn phân tích giải thích câu: Bầu ơi thương lấy bí cùng câu hỏi 4207472 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết bài văn phân tích giải thích câu: Bầu ơi thương lấy bí cùng

Lời giải 1 :

*Dàn ý 

I, MB: Giới thiệu câu tục ngữ 

Lòng nhân đạo yêu thương con người của nhân dân ta là một truyền thống tốt đẹp. Điều đó được cha ông răn dạy thế hệ sau qua rất nhiều những bài học, câu chuyện, tục ngữ .Một tỏng những câu tục ngữ thể hiện sâu sắc tinh thần đó là :

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

II, TB 

 1, Giaỉ thích 

  - Nghĩa đen: Bầu và bí là 2 loại cây khácgiống nhau, đều có thểtrồng chung 1 giàn, quấn quýt lấy nhau

 - Nghĩa bóng; Hình ảnh bầu và bí là hình ảnh tượng trưng cho những người dân Việt Nam, trong cùng 1 nước 

=> Ý nghĩa: Dân tộc Việt Nam nên yêu thương lẫn nhau, đoàn kết 1 lòng, giúp đỡ sẻ chia

 2, Bàn luận 

  - Trong cuộc sống vốn dĩ tồn tại rất nhiều mảnh đời khó khăn, vì vậy hãy giúp đỡ, đùm bọc lấy họ 

  - Trao đi yêu thương sẽ khiến cho những người bất hạnh, khổ đau có 1 cuộc sống tốt đpẹ hơn cả về vật chất và tinh thần

  - Người trao đi yêu thương cũng cảm nhận được sự thanh thản, hạnh phúc trong tâm hồn.

  - Đây là 1 trong những truyền thống quý báu cần phát huy của dân tộc.

 3, Mở rộng 

 - Phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.

– Phê phán những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng. Bởi đó là người chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên.

 4, Bài học 

 * Làm thế nào để phát huy tinh thần tương thân tương ái đó;

- Rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.

– Sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp.

– Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.

III, KB: Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ

*Bài viết 

Lòng nhân đạo yêu thương con người của nhân dân ta là một truyền thống tốt đẹp. Điều đó được cha ông răn dạy thế hệ sau qua rất nhiều những bài học, câu chuyện, tục ngữ .Một tỏng những câu tục ngữ thể hiện sâu sắc tinh thần đó là:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

    Để hiểu hết ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ, ta cần phải hiểu 1 số từ ngữ. Bầu và bí trước hết là 2 loại cây thường thấy ở vùng nông thôn Việt Nam. Tuy khác giống nhưng vì đặc tính đều là cây leo nên có thể trồng chung 1 giàn, quấn quýt lấy nhau. Mượn hình ảnh của thiên nhiên, cha ông ta đã để lại 1 bài học vô cùng sâu sắc: Dân tộc Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em, cũng như những loài cây quấn quýt bên nhau trên dải đất hình chữ S thân thương. Họ cùng nhau sinh sống, lao động, chiến đấu, nâng đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Đó là một truyền thống vô cùng cao đẹp.

 Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao lại như vậy? Trước hết, bởi lẽ trong cuộc sống vốn dĩ tồn tại rất nhiều mảnh đời khó khăn. Họ cần lắm những sự sẻ chia, giúp đỡ của cồng động. Vì vậy những người may mắn hơn họ,có cuộc sống đủ đầy nếu như không đưa bàn tay mình ra giúp đỡ họ thì liệu  đến bao giờ mới đùm bọc lấy họ? Hnahf ođọng ấy sẽ khiến xã hội này trở nên đpẹ hơn, cộc sống đáng sống hơn,

 Hơn thế, sự sẻ chia, thương yêu đùm bọc sẽ khiến cho những người bất hạnh, khổ đau có 1 cuộc sống tốt đpẹ hơn cả về vật chất và tinh thần. Những bàn tay nắm lấy, những lời động viên, thăm hỏi sẽ tiếp thêm cho họ sức mạnh bước tiếp trên con đường dài về phía trước. Những giá trị về mặt vật chất, có thể lớn lao, có thể nhỏ nhoi cũng là điều nên làm. Một quyển vở, tập sách sẽ tạo điều kiện cho các em nhỏ khó khăn có điều kiện đến trường. Một suất cơm sẽ cứu lấy những người bơ vơ kia khỏi cơn đói kinh hoàng. Và hành động yêu thương ấy cần được nhân rộng.

 Đồng thời, người trao đi yêu thương cũng cảm nhận được sự thanh thản, hạnh phúc trong tâm hồn. Họ nhận ra được những giá trị mà mình mang đến cho cộng đông, cho xã hội. Ho tìm ra được ý nghiax về sự tồn tại, sự có mặt của mình trong cuộc đời. Họ đã không sôngs những năm tháng sống hoài, sống phí.

Không những thế, đây là truyền thống quý báu của dân tộc. Và truyền thống ấy cần được tiếp nối, cân được duy trì 'Thương người như thể thương thân".

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại 1 bộ phận nnhững người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác. Hay những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng. Bởi đó là người chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên. Đó đều là những hành vi đáng phê phán.

 Vậy làm thế nào để phát huy tinh thần tương thân tương ái đó? Con người cần rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp. Sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp. Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.

Như vậy, câu tục ngữ đã mang đến cho con người 1 bài học thật quý giá. Đó là yêu thương nhiều hơn, đồng cảm với người khác. Với giá trị ấy, cau tục ngữ sẽ còn tồn tại mãi cùng năm tháng.

Thảo luận

-- cày đi cày đi các thành viên ơi ai ko cày thì mk kick(mà đã ko cày lại ko xin phép sẽ bị kick nha)
-- thông báo: hôm nay ngày 02/05 các thành viên cố gắng cày xong đoàn, rồi bắt đầu từ mai ngày 03/05 trở đi nhóm mk sẽ nghỉ liên tục 2 tuần vì nhiều bn xin nghỉ ôn thi bây h trước mắt các thành viên cố gắng cày xong đoàn
-- ủa cày đi các thành viên ơi ai ko cày mà có việc lại ko xin phép mk kick thẳng đó
-- các thành viên ơi nhóm mk sẽ off 1 thời gian từ ngày 03/05 đến ngày 16/05 vì lí do: chienbuibui5 bận có thể cày có thể ko cày đc TUakya xin nghỉ đi thi hoang1109 xin nghỉ Haan452009 xin nghỉ đi thi bn kendy247 xin nghỉ 1 tuần để đi thi phamhoangminh23... xem thêm

Lời giải 2 :

“Bầu ơi thương thấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Câu ca dao như một lời căn dặn về tình yêu thương đùm bọc giữa con người trong cuộc sống.

“Bầu và bí” tuy là hai giống khác nhau nhưng lại được trồng chung một mảnh đất, leo chung một giàn, tức là cùng chung cảnh ngộ, có chung một điều kiện sống, chớ có ghét bỏ nhau, mà phải thương lấy nhau. Bầu chớ chê bí nhám hơn bầu. Bí cũng chớ đừng vì hoa bí vàng, hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn mà xa rời nhau.

Vì sao vậy? Vì đã chung một giàn tức là cùng chung phận. Mưa thuận gió hòa ư? Bầu, bí rồi cùng khô héo với nhau. Một ngày kia nếu chẳng may giàn đổ, bí mà thân gãy lá rụng, chẳng lẽ bầu lại một mình giữ được tươi xanh?

Nghĩa đen của câu ca dao là thế. Nhưng tất nhiên câu ca không phải được tạo nên để kêu gọi cây bầu cây bí là những giống vô tri. Bằng cách diễn đạt kín đáo thường gặp của ca dao, tục ngữ, đằng sau biện pháp nhân hóa, câu ca dao này ngụ một ẩn ý sâu xa, một lời khuyên vừa kín đáo vừa chân thành, một lời kêu gọi thiết tha cho con người.

Người ta ở đời, không phải ai cũng như ai, người ta có thể “khác giống”, khác nhau về nguồn gốc, về hoàn cảnh, điều kiện sống riêng, có người là “giống bầu”, có người là “giống bí”. Nhưng bên trên những cái khác nhau đó, nhiều người, nhiều lúc, lại có chỗ giống nhau, cùng sống chung trong những điều kiện, những cảnh ngộ như nhau, cùng “chung một giàn” với nhau. Trong một xã hội, ta có biết bao cái chung như vậy. Chung Tổ quốc, ấy là tình đồng bào. Chung làng xóm, ấy là tình đồng hương. Chung trường học, ấy là tình đồng môn. Chung cảnh ngộ, ấy là bạn đồng cảnh. Chung một nghề, ấy là bạn đồng nghiệp. Chung họ hàng, ấy là tình đồng tông…

Vượt lên trên những khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn, con người phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết với nhau.

Vì sao vậy? Bởi vì chính tình cảnh “chung một giàn” giữa người này với người khác tạo nên cho con người mối quan hệ ràng buộc, những đau khổ và hạnh phúc chung, những niềm vui nỗi buồn chung, những lo liệu và khát khao chung, những thương yêu và hận thù chung. Chẳng hạn, trong những thời kỳ đất nước bị ngoại bang thống trị, như thời ngàn năm Bắc thuộc hoặc gần một trăm năm Pháp thuộc, người Việt Nam, có người sang, kẻ hèn, người làm thầy, kẻ làm thợ, “khác giống” với nhau vì nhiều thứ nhưng tất cả đều chịu cái khổ của người dân mất nước, cái nhục chung của người dân nô lệ và có chung niềm mong muốn nước nhà được giải phóng, dân tộc được tự do. Vì những điều chung ấy, mọi người Việt Nam phải thương lấy nhau, bảo vệ nhau, đoàn kết gắn bó với nhau. Đó không chỉ là đòi hỏi của tình cảm mà còn là yêu cầu sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù chung.

Dưới ách thống trị của giai cấp phong kiến, những người nông dân, dẫu khác nhau vì nhiều thứ, vẫn cùng chung nhau những tai họa và đau khổ: mưa nắng bão lụt của trời đất, sưu thuế, phu phen của vua quan, tô tức của địa chủ, đè nén ức hiếp của cường hào. Nếu không nương tựa vào nhau khi khốn khó, giúp đỡ nhau khi tắt lửa tối đèn, làm sao họ có thể tồn tại được qua hàng ngàn năm?

Câu ca dao trên là sự tổng hợp những kinh nghiệm sống rất phong phú, là bài học lớn mà nhân dân ta đã thu hoạch được qua hàng trăm, hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. Đó là một lời nhắn nhủ thiết tha của cha ông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là lời kêu gọi tình tương ái tương thân, yêu thương đoàn kết.

Hơn lúc nào hết, trong những khó khăn gian khổ, mỗi người dân Việt Nam phải suy nghĩ và hành động theo lời nhắn nhủ của câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Câu ca dao làm cho em hiểu vì sao nhân dân ta chiến thắng bao kẻ xâm lăng tàn bạo để bảo vệ Tổ quốc, nòi giống. Ngày nay, câu ca dao ấy vẫn là lời kêu gọi đoàn kết thương yêu đối với người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK