Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 tả dòng sông nậm rốm câu hỏi 1266722 - hoctapsgk.com

tả dòng sông nậm rốm câu hỏi 1266722 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

tả dòng sông nậm rốm

Lời giải 1 :

Sông Nậm Rốm dài chừng 35km, khởi nguồn từ dãy Pú Huổi Luông, (tiếng dân tộc Thái nghĩa là núi suối to), trên độ cao hơn 2.100 mét. Con sông Nậm Rốm không phải mang tên cây gỗ Lát (co Rốm), mà gắn với biểu tượng của Khun Bó Dốm, một thủ lĩnh lừng danh của xứ Mường Trời thời khai thiên lập địa.

Trong quá khứ, sông Nậm Rốm mang trên mình vô vàn vết tích bởi những cuộc binh đao, tranh đoạt điêu tàn. Xa xưa, sông Nậm Rốm rộng và sâu đến mức các thuyền buôn Thái Lan, Lào, Miến Điện thường theo dòng Mê Kông - Nậm U, ngược dòng Nậm Rốm vào tận thung lũng Mường Thanh để giao thương. Dòng Nậm Rốm đã bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất đánh đuổi giặc phẻ, bảo vệ biên cương, giữ yên bản Mường. Và dòng Nậm Rốm vốn hiền hòa ấy bỗng trở thành dòng sông lửa, thiêu cháy giấc mộng ngoại xâm của giặc thù vào những năm 50, thế kỷ XX.

Đời tiếp đời, người dân Mường Thanh không bao giờ cúi đầu trước giặc ngoại xâm giằng xé bản mường, họ cùng nhau đoàn kết đồng sức, đồng lòng, bền gan vững trí đánh đuổi giặc xâm lăng, bảo vệ đất nước, xây dựng bản mường...

Trong ký ức của già Lò Văn Khôn (80 tuổi), dân bản Pa Pháy, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, kể: Già sinh ra và lớn lên tại đây, bản giáp với dòng Nậm Rốm quanh năm nước chảy. Trước đây, tôm cá trên sông nhiều không kể với nhiều loại cá mà bây giờ hiếm gặp. Mùa khô, sông Nậm Rốm hiền hòa là vậy, nhưng đến mùa mưa, nó trở nên hung dữ với những trận lũ lên tận sàn nhà. Qua nhiều năm tháng, con người sinh sôi nảy nở, bản làng đông đúc, hai bên bờ sông là các bản người Thái, Xá, Lào sinh sống qua nhiều thế hệ... Nên bây giờ, dòng sông thu hẹp lại, nước cũng ít đi, cá tôm không còn nhiều.

Theo lời già Khôn kể, Điện Biên có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 cho đến hết ngày 2/9 (dương lịch) là bước sang mùa khô. Có năm mưa sớm, mùa mưa bắt đầu vào tháng 4 và bao giờ cũng kết thúc sau ngày quốc khánh 2/9.

Mùa mưa ở đây mưa xối xả suốt ngày đêm, hết trận nọ sang trận kia, mưa tối tăm mặt mũi, mưa thối đất thối cát vài ba ngày mới tạnh. Tạnh được một vài hôm lại mưa tiếp... có khi mưa theo một quy luật, sáng nắng chiều mưa cứ đến quãng 3 giờ chiều mây, dông lại ùn ùn kéo về. Trời lại đổ mưa. Mưa đến nửa đêm thì tạnh. Thế nên, mùa mưa ở đây nhà nào cũng ngập, nhưng tuyệt nhiên chẳng ai rời bỏ nơi này mà đi. Bởi họ biết, sau mỗi trận lũ ấy là mảnh đất nơi đây lại được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất. Năm qua đi, tháng qua đi, hai bên dòng Nậm Rốm khi lở, khi bồi đã tạo ra hàng trăm héc ta đất màu, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc của Điện Biên sống quây quần đông đúc cho đến tận hôm nay. 

Cầu C9 treo ngang qua dòng Nậm Rốm dẫn chúng tôi đến UBND xã Thanh Yên (một xã thuộc vùng lòng chảo của huyện Điện Biên). Đứng trên cầu nhìn xuống, những bãi bồi của dòng Nậm Rốm rộng mênh mông xanh mướt những ruộng ngô. Cả bãi bồi của xã Thanh Yên có khoảng 46ha diện tích đất màu ven sông. Và chính những diện tích đất màu đó đã góp phần tạo nên sản lượng lương thực đáng kể cho đồng bào Thái, Lào suốt từ nhiều năm qua.

Gia đình chị Lò Thị Hoàn, Đội 3, xã Thanh Yên, nhà chị có trên 2.500m2 diện tích đất màu ven sông. Gia đình chị chuyên canh trồng ngô 1 vụ và luân canh trồng củ đậu. Mỗi năm, trừ chi phí gia đình chị thu lợi từ việc bán củ đậu được khoảng 70 triệu đồng/vụ, chưa kể trồng ngô. Nhờ canh tác trên diện tích đó, kinh tế gia đình chị đỡ vất vả hơn, nuôi được 2 con theo học đại học.

Rời xã Thanh Yên, chúng tôi xuôi về xã Noong Luống, nơi dòng Nậm Rốm bắt đầu hòa mình vào suối Nậm Núa trước khi chảy sang nước bạn Lào. Tại đây, chúng tôi được thưởng thức món cá suối nướng vô cùng thơm ngon của gia đình ông Quàng Văn Phích, đội 13, xã Noong Luống. Là một trong 2 hộ dựng chặng cá ở khu vực ngã ba sông này, nên việc tận hưởng các món cá suối ngon với ông Phích là điều không khó.

Ông Phích kể: Trước đây, ngày nhiều, mình cũng bắt được trên chục cân cá, ngày ít cũng phải dăm ba cân. Mọi chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học lúc bấy giờ, đều nhờ từ việc bắt cá từ dòng Nậm Rốm. Chặng cá đã giúp gia đình mình trong những tháng ngày vất vả... và đó cũng là nguồn mưu sinh cho việc lấy ngắn nuôi dài chờ khi vườn bưởi của mình cho thu hoạch. Đến nay, vườn bưởi của gia đình đã phát triển tốt, thu nhập hàng năm lên tới trên 300 triệu đồng, trừ chi phí.

Những gia đình phát triển kinh tế nhờ diện tích đất màu do dòng Nậm Rốm tạo nên không hiếm. Điểm chung ở họ đều là những con người biết vươn lên từ đất, biết yêu đất từ nỗi vất vả nhọc nhằn...

Thảo luận

-- cho xin hay nhất
-- ok

Lời giải 2 :

Đã khuya rồi mà dòng sông nậm rốmquê tôi vẫn còn thao thức, thầm thì hát ca giữa lòng thị trấn…

Phải chăng, sông cũng vui vì một buổi tối đẹp trời? Bầu trời thăm thẳm trong vắt, sao chi chít, lấp lánh. Vầng trăng tròn vành vạnh lặng lẽ tỏa sáng. Trăng như người họa sĩ trải lên mặt sông những mảng màu bạc lấp lánh. Rồi sông thoáng lặng yên như mơ mộng ngắm bầu trời đêm. Sông giấu cả bóng trăng tròn vào tận đáy lòng mình. Gió nghịch ngợm, không ngừng xô những gợn sóng đập vào bờ. Thỉnh thoảng, có chú cá bất ngờ quẫy mình làm vỡ cả bóng trăng. Mặt nước xao động như nuối tiếc.

Trên sông, con thuyền lững lờ như một du khách đang dạo chơi ngắm cảnh. Tiếng mái chèo đều đặn khua động cả mặt nước yên ả. Ven bờ, phía vòm lá đẫm sương lấp lánh, vọng lên bài đồng ca muôn giọng của ếch nhái. Cây lá xào xạc thủ thỉ trò chuyện với dòng sông. Sông dịu dàng và khẽ khàng đáp lời…

Ai đã từng ngắm dòng sông Nguyễn quê tôi vào một đêm đẹp trời, hẳn sẽ cảm nhận được tâm hồn chan chứa tình yêu của nó dành cho những người bạn thiên nhiên xung quanh…

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK