Thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, trong đó có việc đeo khẩu trang để phòng chống dịch Covid-19 là thông điệp mà có lẽ bất cứ người dân nào cũng đều được tuyên truyền, nhắc nhở thực hiện. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Kon Tum, nhất là các xã vùng ven, hàng ngày chúng ta không khó để bắt gặp người không đeo khẩu trang khi ra đường.
Có thể thấy, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, hầu hết người dân trên địa bàn tỉnh đều đồng lòng, tuân thủ các quy định, khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế, của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Mặc dù đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện có ca mắc bệnh trong cộng đồng nhưng việc lo lắng dịch bệnh Covid-19 có thể bùng phát bất cứ lúc nào chưa bao giờ hết. Trong thông điệp 5K được Bộ Y tế yêu cầu thực hiện, việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà là yêu cầu bắt buộc, thế nhưng thời gian gần đây, một số nơi trên địa bàn thành phố Kon Tum, nhất là các xã vùng ven, các thôn, làng có đông đồng bào DTTS sinh sống thường xuyên xuất hiện tình trạng người dân chủ quan, lơ là, coi thường các quy định về phòng, chống dịch. Người dân vẫn tụ tập uống rượu, ăn uống, đi xe máy ra đường không đội mũ bảo hiểm và không đeo khẩu trang. Cá biệt, tại một số khu vực công cộng ở các phường nội thành xuất hiện các hoạt động thể dục, thể thao, hoạt động ngoài trời mà không chấp hành quy định đeo khẩu trang.
Có mặt tại thôn Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) một buổi chiều giữa tháng 9, chưa đầy 1 giờ đồng hồ nhưng chúng tôi dễ dàng phát hiện có đến hàng chục trường hợp người dân ra đường nhưng không đeo khẩu trang. Khi được hỏi lý do, không ít người vi phạm ở đây đều trả lời: Biết rằng ra đường không đeo khẩu trang là vi phạm pháp luật và mức phạt là từ 1 - 3 triệu đồng, nhưng chúng tôi chủ yếu đi gần trong thôn, trong xã nên không đeo khẩu trang.
Những ngày gần đây, một trong những vật bất ly thân của con người, đó chính là chiếc khẩu trang y tế. Đây là thứ được nhiều người dân săn đón và trở nên sốt tỏng dạo gần đây
Ngược dòng lịch sử, chiếc khẩu trang đầu tiên ra đời năm 1619, khi bệnh dịch hạch giết chết gần nửa triệu người ở Pháp, Italy, Đức, Tây Ban Nha.... Các bác sĩ Anh quốc chế ra loại khẩu trang chỉ che kín phần miệng. Nó gồm một cuộn băng gạc, buộc túm 2 đầu rồi buộc dây vòng qua gáy. Tất cả mọi người dù nhiễm bệnh hay không, mỗi khi ra đường đều phải đeo. Đó cũng là chiếc khẩu trang phổ thông đại chúng đầu tiên.
Hiện tại, có khá nhiều loại khẩu trang đang lưu hành khắp thế giới, từ loại kháng virus, kháng khuẩn, kháng bụi đến loại kháng bụi mịn và thậm chí kháng cả bụi phóng xạ, hầu hết được làm từ vải không dệt. Trong những ngày mà cả thế giới đang quay cuồng vì dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra thì khẩu trang là mặt hàng bán chạy nhất.
Tùy vào từng loại khẩu trang mà có những thành phần khác nhau. Phổ biến đều có 1 lớp vải chính, một lớp lọc bụi ca cấp, một lớp vải thấm mồ hôi,..Lớp ngoài có đặc tính chống thấm nước, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra khi người bệnh hắt-xì, ho, thở mạnh... Mặt ngoài thường có màu xanh blue nhạt để dễ phân biệt. Lớp trong luôn có màu trắng rất dễ phân biệt với lớp ngoài. Mặt vải quay vào trong, sát với da mặt nên phải tinh khiết mịn màng, không xơ sợi sùi lông gây khó chịu. Ngoài ra phải có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi tạo sự thoải mái cho người sử dụng. Lớp giữa có tác dụng ngăn các hạt dịch văng bắn và phải lọc được bụi, vi khuẩn. Đây chính là lớp quyết định chất lượng khẩu trang. Một lớp lọc "đúng chuẩn" phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng, nhưng lại phải có kết cấu đủ để lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.
Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh, chỉ sử dụng một lần.
Khẩu trang y tế được sử dụng để bịt vùng mặt (thường là mũi, miệng) để ngăn ngừa bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế được sử dụng nhiều trong các cơ sở y tế, cung cấp cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giám định pháp y... đặc biệt là những người làm công việc phẫu thuật.
Khẩu trang y tế thực sự có tác dụng tỏng phòng chống dịch bệnh, vì vậy hãy sử dụng đúng cách để phòng ngừa giúp bản thân và xã hội.
#EressGM
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK