Bạn lấy phần ăn quả nhớ kể trồng cây thôi nhé!
* Mình ko chép mạng nhé. Bài tự làm!!
Ca dao xưa có câu:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.”
Câu ca dao trên ý nói rằng bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhớ đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thể hiện ở câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng được một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ, phát huy từ xưa cho đến nay.
Đầu tiên phải kể đến là cha mẹ - những người đã có công sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn. Bố mẹ luôn là người yêu thương, chăm sóc ta nhiều nhất ngay từ khi chập chững bước những bước đi đầu tiên. Cha mẹ còn là người bên ta, động viên an ủi ta trước những thất bại trong cuộc sống. Bố mẹ có thể dốc toàn bộ sức lực của mình để cho ta trở thành một công dân tốt, trở thành người có ích cho xã hội. Và khi đến trường, thầy cô giáo như là cha mẹ thứ hai của ta, dạy cho ta những kiến thức bổ ích, dạy ta biết cách phân biệt phải trái đúng sai, dạy ta nên người, biết đối nhân xử thế. Vì vậy, chúng ta cần phải biết ơn, phải ngoan ngoãn, học giỏi để không phụ lòng tin của bố mẹ, thầy cô giáo.
Với mỗi chúng ta, khi bưng bát cơm dẻo thơm lại nhớ đến công lao của người nông dân một nắng hai sương vất vả cấy trồng. Vào những ngày hè, thì “mồ hôi thánh thót nhứ mưa ruộng cày, những ngày đông giá rét thì Bầm ra bầm cấy bầm run – Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non”….. Để rồi những cái nắng, cái lạnh ấy đem lại cho ta bát cơm ngon ngọt:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Những câu ca dao tục ngữ nói về sự vất vả của người nông dân để làm ra bát cơm cũng phần nào đã bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với họ.
Còn đối với những người lao động trí óc, ta cũng cần biết ơn họ. Dẫu họ không làm ra những sản phẩm trực tiếp nuôi sống chúng ta nhưng họ đã góp một phần lớn vào việc làm cho đời sống của chúng ta ngày càng hiện đại. Đó là những loại máy móc công nghệ, những sản phẩm dân dụng, những thiết bị phục vụ cuộc sống. Cuộc sống ngày càng đổi thay, những con đường chúng ta đi, những ngôi nhà chúng ta ở….. đều do bàn tay người lao động làm ra. Do dó chúng ta phải biết ơn họ bằng cách giữ gìn, trân trọng những công trình mà họ đã vất vả tạo ra. Chính vì thế, hằng năm chúng ta vẫn thường tổ chức những cuộc thi để trao giải nhằm tìm kiếm nhân tài, động viên khuyến khích họ trên con đường nghiên cứu, tìm tòi với những nghề họ chọn hay công việc mà họ yêu thích.
Đọc một tác phẩm văn học nghệ thuật hay thì chúng ta cũng phải biết ơn những người nghệ sĩ đã sáng tạo ra những sản phàm tinh thần, giúp cho đời sống tâm hồn của mỗi người thêm tươi đẹp. Để biết ơn những người nghệ sĩ ấy, nhà nước hằng năm đều có những chính sách nhằm động viên, khuyến khích họ hãy phát huy hơn nữa sức sáng tạo của mình để cho ra những bài thơ, tác phẩm tốt hơn.
Ngày nay được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc thì chúng ta không được quên những ngày chiến đấu anh dũng của ông cha. Họ đã hi sinh cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân để đem lại hòa bình, tự do cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta phải luôn biết ơn họ bằng những hành động cụ thể, thể hiện tấm lòng thành kính, đền ơn đáp nghĩa như các ngày 27 – 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày 22 – 12 là ngày quân đội nhân dân, các lễ hội như Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng….. chúng ta lại đến thăm những gia đình thương binh liệt sĩ, động viên, thăm hỏi các anh các chú – những người đã hi sinh một phần xương máu để đem lại niềm vui hạnh phúc cho dân tộc. Đối với những gia đình thương binh liệt sĩ, hằng năm chúng ta cũng tổ chức các cuộc thăm hỏi động viên về mặt tinh thần cũng như vật chất giúp cho những người thân của gia đình bớt đi phần nào nỗi đau mất người thân. Chúng ta còn có những chính sách như xây dựng nhà tình nghĩa giúp các bố mẹ của các liệt sĩ có nơi ăn chốn ở. Những em học sinh cũng thường xuyên tổ chức các buổi đến giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ giúp đỡ họ những công việc để động viên tinh thần. Những hành động đó chính là chúng ta đang thực hiện tốt câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Tất cả những hành động trên đã thể hiện phần nào lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người có công với đất nước, với xã hội. Trong xã hội cũng có một số ít những người vì đồng tiền mà bất chấp cả đạo lí làm người từ xa xưa đến nay. Họ luôn coi trọng đồng tiền mà quên đi ơn nghĩa của những người đi trước, quên công lao dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô. Có người cậy có tiền chỉ biết đưa tiền về cho cha mẹ mà chẳng mấy khi chăm sóc, có khi còn cho các cụ vào viện dưỡng lão khiến cha mẹ, họ phải sống cô đơn. Họ là những người cần phải lên án, phê phán để từ đó nâng tầm nhận thức của con người đối với những người có công với đất nước, với cá nhân mỗi con người.
Như vậy có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn mỗi lòng ghi tạc đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí ngàn đời mà chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.
* HỌC TỐT*
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK