Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 PHIẾU ÔN TẬP TV Đọc bài văn sau và trả...

PHIẾU ÔN TẬP TV Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biế

Câu hỏi :

PHIẾU ÔN TẬP TV Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói. Trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo mắng. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương xấu hổ với cô giáo và các bạn. Câu 2: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình Câu 4 : Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”? A. nhẫn nại B. chán nản C. dũng cảm D. hậu đậu Câu 5:Câu : “ Phương thương mẹ quá!” thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào? A. câu kể B. câu cảm C. câu hỏi D. câu khiến Câu 6 Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Là câu đơn hay câu ghép:…………………………….. Câu 7 “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Lặp từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ C Thay thế và lặp từ ngữ D.Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. Câu 8: Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu ghép? A, Mây đen kéo kín bầu trời, gió giật mạnh từng cơn B ,Cậu ngồi xuống đi, tôi đi lấy thức ăn cho. C, Những bông hoa nở thắm giữa bầu trời đang tỏa ánh sáng. Câu 9:Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 10. (1điểm), Xác định TN, CN,VN trong câu sau: ” “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.”

Lời giải 1 :

Câu 1: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?

A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.

B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo mắng.

C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương xấu hổ với cô giáo và các bạn.

- Căn cứ : Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy.

Câu 2: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”?

A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.

B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.

C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.

D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình

- Căn cứ : Cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ !

Câu 4 : Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?

A. nhẫn nại

B. chán nản

C. dũng cảm

D. hậu đậu

Câu 5:Câu : “ Phương thương mẹ quá!” thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào ?

A. câu kể

B. câu cảm

C. câu hỏi

D. câu khiến

`to` Vì có dấu chấm than ở cuối câu . 

Câu 6 Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” là câu ghép . 

- TN : Hôm ấy 

- CN1 : Phương 

- VN1 : đến lớp trễ 

- CN2 : Cô giáo 

- VN2 : lấy làm lạ, hỏi mãi

Câu 7 “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ

C Thay thế và lặp từ ngữ

D.Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

`to` Phép lặp : Cô bé 

Câu 8: Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu ghép?

A, Mây đen kéo kín bầu trời, gió giật mạnh từng cơn

B ,Cậu ngồi xuống đi, tôi đi lấy thức ăn cho.

C, Những bông hoa nở thắm giữa bầu trời đang tỏa ánh sáng.

`to` Vì câu c chỉ có 1 cụm CV tạo thành . 

Câu 9: Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam .

- Phụ nữ Việt Nam hiền lành và họ còn rất chu đáo . 

- CN1 : Phụ nữ Việt Nam

- VN1 : hiền lành

- CN2 : họ 

- VN2 : còn rất chu đáo . 

Câu 10.  Xác định TN, CN,VN trong câu sau:

“Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.”

- TN : Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc

- CN : Không có 

- VN : mọc lên những bông hoa tím

Thảo luận

-- vào lại BĐHH r à :>?
-- lâu r =))

Lời giải 2 :

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

`1,` Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?

`-`  Phương cảm thấy giận mẹ vì giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện khi đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, đây là lần đầu Phương đến lớp trễ, sợ bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần.

  `=>`  Chọn: `A`

------------------------------------

`2,` Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”?

`-` Vì: Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.

 `=>`  Chọn: `B`

-------------------------------------

`4,` Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?

`-` Từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”: nhẫn nại.

  `=>`  Chọn: `A`

------------------------------------

`5,`  Câu : “ Phương thương mẹ quá!” thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào?

`-` Câu : “ Phương thương mẹ quá!” thuộc kiểu câu: cảm.

`->` Dấu hiệu: dấu chấm than (!).

  `=>`  Chọn: `B`

-------------------------------------

`6,` 

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.

`-` TN: Hôm ấy.

`-` CN: Phương.

`-` VN: đến lớp trễ.

`-` CN: Cô giáo.

`-` VN: lấy làm lạ, hỏi mãi.

  `=>`  Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Là câu ghép.

---------------------------------

`7,`  Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?

Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

`-` Lặp từ: Cô bé.

  `=>`  Chọn: `A`

-----------------------------------

`8,` Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu ghép?

Những bông hoa nở thắm giữa bầu trời đang tỏa ánh sáng.

`-` TN: Giữa bầu trời đang tỏa ánh sáng.

`-` CN: Những bông hoa.

`-` VN: nở thắm.

  `=>`  Câu đơn.

  `=>`  Chọn: `C`

------------------------------------

`9,` Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam:

Người phụ nữ Việt Nam thùy mị và họ còn rất chung thủy.

`-` CN: Người phụ nữ Việt Nam.

`-` VN: thùy mị.

`-` CN: Họ.

`-` VN: rất chung thủy.

  `=>`  Quan hệ từ: và.

--------------------------------------

`10,`  Xác định TN, CN,VN trong câu sau:

`-` TN: Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc.

`-` CN:   -  

`-` VN: mọc lên những bông hoa tím.

$#thoconthongminh$

$[$Bụt$]$

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK