Từ ngày xưa, trải qua nhiều thời đại, nhiều thế hệ, tình yêu thương và lòng nhân ái vẫn là một truyền thống, một đạo lý của người Việt Nam chúng ta. Văn học là một khía cạnh phát triển và phổ biến trong đời sống tinh thần của con người, làm cởi mở cả những tâm hồn khô cứng nhất. Bởi thế, văn học là phương tiện truyền tải tình yêu thương đến trái tim con người một cách gần gũi, đơn thuần mà sâu sắc nhất. Điển hình như một câu tục ngữ mà người xưa đã khéo léo đúc kết một chân lý sáng suốt, một lẽ sống chân chính “ thương người như thể thương thân”.
Khi nhận được đề bài này, tôi nhắm mắt lại và nghĩ... Tôi nghĩ về những em nhỏ đường phố mà tôi đã có lần đến thăm tại cơ sở giáo dục nội trú tình thương Khai Trí; tôi nghĩ về những anh chị chỉ hơn tôi vài tuổi mà phải chịu cảnh tật nguyền đau đớn, đã vượt hàng trăm cây số, đến với tôi để cất cao bài ca “Tự nguyện”; và khóc... Bạn biết không, tôi đã cảm nhận được một thứ tình cảm thiêng liêng, chân thành mà rất mực trong sáng, nó vượt qua cả khuôn khổ của cảm xúc và tình người: đó là tình thương.
Ai trong chúng ta, vượt qua mọi nỗi vất vả lo toan trong cuộc sống, mọi vấp váp trong nghề nghiệp, nỗ lực không ngừng để vươn lên chỉ cốt để bản thân mình có một cuộc sống thoải mái, hạnh phúc hơn. Chăm lo cho bản thân mình, quan tâm và vun đắp cho tâm hồn của bản thân vốn từ lâu là bản năng của mỗi con người. Nhưng nếu có ai đó quan tâm đến bạn, đau nỗi đau của bạn, lo cái lo của chính bạn và cố gắng hết mình cho niềm hân hoan của bạn thì đừng hoài nghi bạn nhé, bởi những hành động ấy xuất phát từ một tình cảm chân thành mà chúng ta vẫn đang nói đến đấy thôi: tình thương.
Từ thuở còn non dại, từ lúc tôi chưa biết đánh vần, những buổi tối trước khi ngủ và những câu chuyện cổ tích mẹ kể làm giấc mơ tôi thêm lấp lánh màu thần tiên. Và trong giấc mơ thần tiên ấy, tôi đã biết yêu cô Tấm hiền ngoan, chịu thương chịu khó, yêu chàng Thạch Sanh tài ba, hiền lành và tốt bụng; đã biết căm ghét cô Cám ích kỷ, độc ác và tên Lý Thông gian xảo, điêu ngoa. Tôi đã hạnh phúc biết chừng nào khi người xưa đã ưu ái sắp xếp một kết thúc có hậu cho cô Tấm, cho Thạch Sanh; đã cho Cám chết một cách đau đớn còn Lý Thông thì phải trả một cá giá đắt cho những tội ác của mình. Rồi từ lúc nào không biết, “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặp bão” đã trở thành một chân lý sống trong tâm hồn non nớt của tôi ngày ấy. Và trong mơ, tôi cũng ước gì mình trở thành một bà tiên hay một nhân vật nào đó có phép nhiệm màu để giúp đỡ những nhân vật ấy một cách đúng lúc và hiệu quả.
Lớn hơn một chút, tôi biết ê a những câu ca dao, thuộc lòng những câu tục ngữ.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”;
hay “ Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống những chung một giàn”
Để tình yêu thương dành cho cha mẹ, để lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh mà cha ông ngày xưa đã đúc kết ngấm vào khói óc, trái tim tôi và chuyển hóa nó thành những những hành động lễ phép và bao dung.
Bước vào tuổi thanh thiếu niên, những câu chuyện cổ tích không còn lôi cuốn tôi nữa, và tôi bắt đầu tìm đến những tác phẩm văn học nổi tiếng. Và rồi biết đến những con người như lão Hạc, như chị Dậu. Nếu Nam Cao, nếu Ngô Tất Tố, nếu cả văn học Việt Nam thuở ấy đã yêu quý, trân trọng tấm lòng trong sáng, ý chí sống vươn lên, biết hy sinh bản thân mình cho người khác của họ, thì tôi cũng cảm phục họ bằng cả trái tim mình. Có lẽ cũng như tôi, bạn cũng ghét cai lệ, ghét cả cái xã hội phong kiến đầy bất công, nghiệt ngã ngày trước và ước chi rằng mình được đấu tranh, được can thiệp, làm một việc gì đó cho chính cái xã hội ấy được tốt đẹp hơn.
Mai này, tôi vẫn sẽ tìm đến những tác phẩm văn học, những tiểu thuyết về ngày trước và ngày nay, vẫn ê a những câu ca dao, tục ngữ, và tôi bắt đầu nhìn vào cuộc đời. Tôi sẽ không còn ước mình sẽ trở thành một bà tiên, tôi sẽ không ước mình có thể can thiệp vào xã hội cũ, mà tôi sẽ hành động và đấu tranh cho cuộc sống của chính tôi, cho những gì ở chung quanh tôi, ở chính thời đại mà tôi đang sống. Bởi cuộc đời này vẫn còn lắm những điều bất công, vẫn còn nhiều lắm những kẻ tệ hại, mà thế hệ những người trẻ chúng tôi phải đối mặt và đấu tranh.
Cứ thế, văn học rong ruổi theo tôi suốt cả cuộc đời. Dạy tôi biết yêu cái đẹp trong con người, yêu cái chân thiện mỹ của cuộc sống; dạy tôi ghét những điều xấu xa, tệ hại. Dạy tôi những chân lý sống, dạy tôi biết đấu tranh. Dạy tôi biết thương bà cụ hành khất bên đường, biết đau xót với đứa bé bán vé số. Văn học truyền tình yêu thương cho tôi, và tôi đối xử với người khác bằng lòng nhân ái, để mỗi hành động ấy trở thành một câu chuyện cổ tích có hậu giữa đời thường.
Và rồi tôi tự hỏi, có phải văn học và tình thương đã song hành biến đổi chúng ta trở thành một con người biết cách sống, biết cách nghĩ và biết yêu thương ?Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK