Lời giải 1 :
Nhờ chọn lựa như thế, lạ thay, trong bài thơ nhỏ như hạt gạo của Trần Đăng Khoa, chiến cuộc lại toàn cảnh hơn những bài to đùng khác! Toàn cảnh vì xuất hiện “phe” thứ ba của cuộc chiến - thiên nhiên: “Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng Bảy/ Có mưa tháng Ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng Sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy...”. Đây là “phe” cũng có khi đánh lớn, không ngại chơi ác liệt, nhiệt chiến “nước như ai nấu” và xuống tay lúa, “cào rát mặt” trẻ con: “Trưa nào bắt sâu/ Lúa cao rát mặt”.
Cùng nghênh chiến với trời đất, với thiên nhiên kia, phe những người làng của Khoa đã điều đội quân tóc dài - những bà mẹ - và những bé em quàng khăn đỏ, cùng chịu đựng với nhau. Và thiên nhiên trên cao đã linh cảm! Trong làng bỗng xuất hiện một thần đồng khăn quàng đỏ, bi bô đồng dao một đạo lý lâm thời: “Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng”.Vậy là mọi người đã “hát sai”, không ngậm ngùi “đắng cay”, mà chỉ véo von “ngọt bùi hôm nay”. Người viết bài đưa chuyện này ra hỏi Trần Đăng Khoa, nhà thơ “bênh” ông nhạc sĩ đã chắp cánh thơ mình. Theo ông Khoa, Trần Viết Bính phổ bài thơ này đúng theo nguyên văn bản in lần thứ nhất, biên tập viên của Nhà xuất bản Kim Đồng đã chủ động thay đổi, với lý do là trẻ em thì không cần biết đến những “đắng cay”, nhất là trong một cuộc chiến mà “ta nhất định thắng, địch nhất định thua”. Các bản in sau thì Trần Đăng Khoa sửa lại thành “ngọt bùi đắng cay”, các SGK về sau cũng theo Trần Đăng Khoa.Bài thơ Hạt gạo làng ta đến với nhiều độc giả hơn khi thành bài hát cùng tên của nhạc sĩ Trần Viết Bính. Nhạc sĩ kể, một ngày thời chiến, năm 1971, ông đạp xe ghé nhà một người bạn, thấy trên bàn có quyển Góc sân và khoảng trời, vốn đang nổi như cồn, thế là đọc ngấu nghiến và bị Hạt gạo làng ta hớp hồn!
Rất giàu nhạc tính vì bài thơ viết theo giọng “ve vẻ vè ve” của thể loại vè dân gian, đã có từ xưa! Rất giàu kịch tính, do liên tục có những va đập của những hình tượng đối lập, “cua ngoi lên”, “mẹ… bước xuống”, “bom Mỹ” từ trời dội xuống thì, trên mặt đất, “cây súng” tản ra, mở một thế trận trường kỳ… Vậy là Trần Viết Bính thuộc trong đầu. Rời khỏi nhà người bạn, ông vừa đạp xe vừa lẩm nhẩm cài đặt hình tượng văn học vào giai điệu ca khúc.
Hồi ấy Trần Viết Bính đang là thầy giáo âm nhạc ở Nam Định, đang có ban hợp ca Vàng Anh trong tay nổi tiếng khắp miền Bắc, ông dựng bài Hạt gạo làng ta với ban hợp ca ấy. Bài hát được Đài Tiếng nói Việt Nam thu âm và phát sóng, trở thành “tiếng hát át tiếng bom” thời chống Mỹ cứu nước, thành “hành khúc” của một thời kỳ lịch sử! Thành “giai điệu tự hào” của âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.
Ca khúc này đã có thể coi là giai điệu vượt thời gian, khi có tới 3 niềm vinh dự: 1 trong 50 bài hát thiếu nhi Việt Nam hay nhất thế kỷ 20, do Trung ương Đoàn, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức bình chọn. 1 trong 20 bài hát hay nhất viết về nông nghiệp, nông thôn, từ 1961 tới 2011 và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2017).
Đọc ca từ bài hát Hạt gạo làng ta trong sách Trần Viết Bính - Tác giả và tác phẩm (NXB Đồng Nai, 2017), sẽ thấy nhạc sĩ dù giữ đủ 152 âm tiết của bài thơ, nhưng không “nguyên văn”, vì có một chỗ không đúng như bài thơ gốc. Trong thơ, Trần Đăng Khoa viết: “Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi đắng cay”, trong bài hát của Trần Viết Bính, câu này lại là: “Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi hôm nay”.
Thảo luận
-- Em cần chi tiết ngắn gọi bao quat những cái ý như ảnh trên
Dù sao em cx cảm ơn nhiều ạ
-- Kcj nè💞