Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Đề 1:Có một nhà thơ đã gửi gắm tình yêu...

Đề 1:Có một nhà thơ đã gửi gắm tình yêu quê hương sâu đậm vào những vần thơ đầy cảm xúc: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Câu hỏi :

Đề 1:Có một nhà thơ đã gửi gắm tình yêu quê hương sâu đậm vào những vần thơ đầy cảm xúc: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” (Ngữ văn 8, tập II) Câu 1 : Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? . Câu 2 : Chép chính xác 4 câu tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Câu 3 : Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép. Câu 4 : Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 10 câu phân tích đoạn thơ trên đề làm rõ cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh bắt cá. Trong đoạn có dùng câu cảm thán (gạch dưới câu cảm thán). Đề 2:Hi vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hi vọng thỉnh thoảng nó khuất đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hi vọng cho chúng ta có thể thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc… Hi vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó… Hi vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được ... Hi vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa… Hi vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động… Và hi vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất… Đừng bao giờ mất hi vọng! (Trích “ Luôn mỉm cười với cuộc sống” - NXB Trẻ) Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Nội dung của đoạn ngữ liệu trên? Câu 3:Câu văn “Đừng bao giờ mất hi vọng” thuộc kiểu câu gì? Chức năng của của câu đó? Câu 4:Từ nội dung đoạn ngữ liệu trên cùng hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu , nêu suy nghĩ về ý nghĩa của niềm hi vọng trong cuộc sống . Đề 3: CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM “Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.” (Theo Hạt giống tâm hồn) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên Câu 2: Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất. Câu 3: Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm. Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ. Đề 4: “ Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc,lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!” ( SGK Ngữ văn 8-Tập 2/ NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn trích trên được dẫn từ văn bản nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể loại đó? Câu 3: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn văn trên? Câu 4: Dựa vào đoạn trích trên, viết đoạn văn khoảng 10-12 câu, trình bày theo cách lập luận diễn dịch, làm rõ tội ác của giặc cùng sự căm giận của vị chủ tướng trước hình ảnh sứ giặc. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cầu nghi vấn? ( gạch chân và chú thích rõ). Giúp mình nha:))

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK