Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 thuyết minh về 1 danh lam thám cảnh ở địa...

thuyết minh về 1 danh lam thám cảnh ở địa phương em ( hải dương) câu hỏi 4136831 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

thuyết minh về 1 danh lam thám cảnh ở địa phương em ( hải dương)

Lời giải 1 :

Văn miếu Mao Điền thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng[1] là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa[1] nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.[1] Văn miếu Mao Điền nằm tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; ngay cạnh đường quốc lộ số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, cách thành phố Hải Dương 15 km về phía tây.

Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trưng mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập) trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng).

Đến khoảng năm 1740, sau khi dời trấn lỵ của Hải Dương từ Dinh Lệ (ở Mặc Động - Chí Linh) về Dinh Dậu (Mao Điền) thì cho lập Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An), (nay thuộc xã Vĩnh Tuy huyện Bình Giang). Đây là văn miếu hàng tỉnh được xây dựng sớm nhất ở miền Bắc.

Năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi tạo ra hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước. Năm 1807, dưới triều Nguyễn, trường thi Hương Hải Dương gần như chấm dứt vai trò sau kì thi Hương ở Hải Dương cuối cùng được tổ chức. Tuy nhiên, Văn Miếu Mao Điền thì tiếp tục duy trì vai trò của mình cho đến khi triều Nguyễn cáo chung vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 [2]

Năm 1948 thực dân Pháp đánh chiếm Mao Điền, biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế.

Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu.

Từ năm 2002 đến 2004, dưới thời Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Kim Ngân, được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành.

Xin câu trả lời hay nhất nhé!

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK