Lục bát là thể thơ dân tộc được hình thành trên những điều kiện cụ thể từ những đặc trưng ưu việt của tiếng Việt và những đặc điểm thẩm mỹ, văn hóa truyền thống của người Việt.
Tên gọi lục bát ý chỉ cặp câu thơ có dòng đầu 6 tiếng dòng sau 8 tiếng “thượng lục hạ bát”. Bài thơ ngắn nhất gồm có một cặp lục bát; trường hợp thứ hai bài thơ không hạn định về số lượng cặp câu (mở đầu bằng câu lục; câu lục rồi tới câu bát luân phiên nhau; và kết thúc ở câu bát).
Tuy nhiên, trong dòng chảy thời gian từ trước đến nay và ắt hẳn còn ở tương lai thơ lục bát luôn được sáng tạo linh động, với nhiều biến đổi mang tính dụng ý nghệ thuật. Sự biến đổi đó được đúc kết với tên gọi chung là biến thể trong lục bát hay “Lục bát biến thể”.
Như đã nêu, lục bát biến thể được nói cách khác là dụng ý nghệ thuật của người sáng tạo, đã làm cho câu thơ thêm phần sinh động và đặc biệt là tạo ra nhiều điểm độc đáo. Xét trên nhiều bình diện ta có thể tạm vạch ra những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, số lời có thể bị kéo dãn ra hoặc phối hợp với thể nói lối:
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con gà không vú nuôi chín mười con
Phải chi nhan sắc em còn
Anh vô chốn đó chiều lòn cũng ưng.
(Ca dao - Dân ca)
Hoặc:
Dẫu thương anh, em vẫn giữ đạo hằng
Anh về cậy mai tới nói, phụ mẫu bằng lòng em mới thuận ưng.
(Ca dao - Dân ca)
Hoặc nữa:
Miễn cho mở miệng em ừ,
Anh chẳng từ lao khổ,
Dẫu lên non tróc hổ,
Hay xuống biển nã rồng,
Anh đây cũng chẳng tiếc công,
Mong sao cho đặng tấm lòng em thương.
(Ca dao - Dân ca)
Thứ hai, lục bát thường theo vần bằng nhưng có những trường hợp biến thể theo vần trắc.
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó đến nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi, nhện hỡi! Nhện đi đằng nào?
(Ca dao - Dân ca)
Hoặc:
Gặp lúc đêm thanh trăng tỏa
Hát đôi câu cho rõ nhân tình
Phòng loan thục nữ một mình
Hay là đã biết duyên tình cùng ai?
(Ca dao - Dân ca)
Thứ ba, tiếng thứ 6 của dòng lục lại hiệp vần vói tiếng thứ 4 của dòng bát.
Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa, thì quét lá đa.
(Ca dao - Dân ca)
Hoặc:
Tiếc thay hoa nở làm chi
Hoa nở lỡ thì, lại phải mùa đông.
(Ca dao - Dân ca)
Hoặc nữa:
Thu đi cho lá vàng rơi
Lòng em rối bời như là thu sang.
(Thu sang - Linh Giang)
Thứ tư, trong bài thơ lục bát có xen lẫn hai câu thất.
Bốn năm mới gặp lại em
Nỗi lòng vui sướng lòng tràn mừng vui
Nụ cười xinh đọng ướt trên môi
Chén hàn huyên một lời thành hai
Cha em xa cách lâu ngày
Cỏ cây mừng rỡ như là bài thơ xuân.
(Đưa em vào nắng mới - Linh Giang)
Hoặc:
Đêm qua nguyệt lặn về Tây
Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài
Trúc với mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không
Bây giờ kẻ Bắc, người Đông
Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư.
(Ca dao - Dân ca)
Thứ năm, xuất hiện hiện tượng lạc vần.
Ta ngồi nhuộm lại thời xa
Tự mình có thể băng qua nỗi buồn?
Cái qua thì đã đâu còn
Cái sắp tới cũng mỏi mòn rụng rơi.
(Nhuộm tình - Hữu Phước)
Hoặc:
Năm mươi tóc đã bạc màu
Bây giờ môi đỏ, má đào còn đâu?
Nụ cười duyên dáng thành xưa
Duy còn mong nhớ như vừa hôm qua.
(Tình khúc tuổi năm mươi - Hữu Phước)
Lục bát biến thể
`->` là thơ lục bát
`->` Biến đổi về cách gieo vần, bằng trắc,.. khác so với luật thơ lục bát
VD:
Thầy cô là những chuyến đò
Miệt mài, tận tuỵ đưa trò sang sông.
`->` Đây là thơ lục bát, vì ta thấy các tiếng vần với nhau theo luật thơ lục bát
Tặng thầy cô vạn đoá hồng
Chúng em kính tỏ lòng thành biết ơn.
`->` Đây là thơ lục bát biến thể, vì ta thấy tiếng thứ `6` của câu lục "hồng" và tiếng thứ `6` của câu bát "thành" không vần với nhau nên đã được biến đổi so với luật thơ lục bát
`@Sú`
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK