I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1. Các tiếng:
- Nam: nước Nam
- quốc: quốc gia, đất nước
- sơn: núi
- hà: sông
Từ có thể đứng độc lập là từ Nam có thể tạo thành câu.
Các từ còn lại cần phải kết hợp với các từ khác nữa
2. Tiếng thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là ngàn/nghìn
- Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển
II. Từ ghép Hán Việt
1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.
2. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
b, Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ, có trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
@Meo_
TỪ HÁN VIỆT
A/ Tìm hiểu chung:
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:
* Ví dụ 1: ( SGK - 69 )
- Nam: nước nam
- Quốc: nước
- Sơn: núi
- Hà: sông
→ Yếu tố Hán Việt
* Ví dụ 2: ( SGK - 69 )
- Thiên ( thiên thư ) → trời
- Thiên ( thiên niên kỉ, thiên lí mã ) → nghìn
- Thiên ( thiên đô về Thăng Long ) → dời
⇒ Yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
* Kết luận:
- Ghi nhớ ( SGK - 69 )
II. Từ ghép Hán Việt:
1. Từ ghép đắng lập:
- Sơn hà, xâm phạm, giang san.
2. Từ ghép chính phụ:
- Ái: chính
- Quốc: phụ
__________
- Thủ: chính
- Môn: phụ
__________
- Chiến: chính
- Thắng: phụ
_________
- Thiên: phụ
- Thư: chính
_________
- Thạch: phụ
- Mã: chính
_________
- Tái: phụ
- Phạm: chính
* Kết luận:
- Ghi nhớ ( SGK - 70 )
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK