Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Em...

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất

Câu hỏi :

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời (Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm) Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến - Quang Dũng) Cảm nhận của a chị về 2 đt sau : em ơi e đất nc là máu xươq của mk...muôn đời-rải rác biên cươq mồ viễn xứ....đooic hành

image

Lời giải 1 :

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

* Dàn ý:

1. MB:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và Quang Dũng

- Giới thiệu hai tác phẩm "Đất nước" và "Tây Tiến"

- Nếu như đoạn thơ của Quang Dũng nói về sự hi sinh của những người lính thời kì kháng chiến chống Pháp thì đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự tiếp nối truyền thống cha anh, Nguyễn Khoa Điềm đã kêu gọi mọi người có trách nhiệm đoàn kết, gắn bó thời kháng Mĩ.

2. TB:

- Mở đầu đoạn thơ là hình ảnh khốc liệt biết bao: người chiến sĩ hi sinh nơi đất khách quê người rải rác với những nấm mồ

- Những chàng trai Hà thành ra đi với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh nên họ sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước. 

- Những manh chiếu rách đắp lên thân xác của người lính lúc này như chiếc áo bào đầy uy nghi kharwnh định sự hi sinh, sự cống hiến của các anh dành cho tổ quốc

- Sự ra đi của các anh khiến cho thiên nhiên, đất trời cũng phải than khóc, đau đớn, xót xa

- Trong đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm, ông đã nêu ra lên trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước

- mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với nhau.
- Đất nước là một thực thể sống, là sự gắn kết của cả cộng đồng

- Những câu thơ đậm chất duy lý cất lên như tiếng gọi của trái tim, vì thế nó không thiết tha, thúc giục lòng người.

- Hai đoạn thơ tưởng như không liên quan tới nhau nhưng lại có sự gắn kết chặt chẽ. Nhờ sự hi sinh lớn lao của người lính thời kháng Pháp mà những năm chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm muốn tiếp nước cha anh, kêu gọi những người trẻ tuổi, những con người của đất nước hãy gắn bó hòa hợp với nhau để giữ gìn, dựng xây đất nước mà bao ông cha đã đổ máu để giữ gìn

3. Kb:

- Khẳng định lại vấn đề

* Bài làm:

Quang Dũng và Nguyễn Khoa Điềm đều là hai nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Nếu như tên tuổi của Quang Dũng gắn liền với "Tây Tiến" thì Nguyễn Khoa Điềm cũng được biết đến nhiều nhất qua "Đất nước". Hai tác phẩm sáng tác trong hai thời kì khác nhau nhưng lại có sự liên quan với nhau. Đặc biệt là hai đoạn trích trên. Nếu đoạn trích  trong "Tây Tiến" nói về sự hi sinh của những người lính thời kì kháng chiến chống Pháp thì đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự tiếp nối truyền thống cha anh, Nguyễn Khoa Điềm đã kêu gọi mọi người có trách nhiệm đoàn kết, gắn bó thời kháng Mĩ.

Ở câu thơ trong đoạn thơ của Quang Dũng ta thấy "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" nếu tách riêng ra rất dễ gây cảm giác nặng nề bởi đó là câu thơ nói về cái chết, về nấm mồ của người lính Tây Tiến ở nơi "viễn xứ". Từng chữ từng chữ dường như mỗi lúc một nhấn thêm nốt nhạc buồn của khúc hát hồn tử sĩ. Chẳng phải thế sao? Nói về những nấm mồ, lại là những nấm mồ "rải rác" dễ gợi sự hoang lạnh, lại là "rải rác" nơi "viễn xứ", những nấm mồ ấy càng gợi sự cô đơn côi cút.

Tuy nhiên với câu thơ thứ hai, ta lại thấy hình ảnh những nấm mồ rải rác nơi biên cương đã trở về với sự ấm cúng của niềm biết ơn của nhân dân, của đất nước. Bởi đó chính là nấm mồ của những người con anh dũng "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đồng thời cũng chính câu thơ thứ hai đã làm cho những nấm mồ rải rác kia được nâng lên những tầng cao của đài tưởng niệm, của Tổ quốc đối với người lính đã vì tiếng gọi của chiến trường mà hiến dâng tuổi xanh của mình. Trong thơ Quang Dũng luôn là một sự nâng đỡ nhau của nhiều hình ảnh như vậy.

        Sự hy sinh của người lính còn được tráng lệ hoá trong câu thơ "áo bào thay chiếu anh về đất". Bao nhiêu thương yêu của Quang Dũng trong một câu thơ như vậy về một đồng đội của mình. Ai bảo Quang Dũng không xót thương những người đồng đội của mình ra đi trong cách tiễn đưa ấy, cảnh tiễn đưa với bao thiếu thốn, khó khăn, cái thuở những người lính Tây Tiến chết vì sốt rét nhiều hơn chết vì chiến trận. Câu thơ của Quang Dũng đẩy lên thành cảm hứng tráng lệ, coi chiếu là áo bào để cuộc tiễn đưa trở nên trang nghiêm, cổ kính. Cũng có người hiểu đến chiếc chiếu cũng không có, chỉ có chính tấm áo của người lính. Dù hiểu theo cách nào thì cũng phải thấy Quang Dũng đã tráng lệ hoá cuộc tiễn đưa bi thương bằng hình ảnh chiếc áo bào và sự hy sinh của người lính đã được coi là sự trở về với đất nước, với núi sông. Cụm từ "anh về đất" nói về cái chết nhưng lại bất tử hoá người lính, nói về cái bi thương nhưng lại bằng hình ảnh tráng lệ. Mạch cảm xúc ấy đã dẫn tới câu thơ đầy tính chất tráng ca:

"Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

        Từ sự kết hợp một cách hài hoà giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức chân dung, một bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh dân tộc ta trong thời đại mới, thời đại cả dân tộc đứng lên làm cuộc kháng chiến vệ quốc thần kỳ chống thực dân Pháp. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến ấy. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình. Vì thế từ bức tượng đài đã vút lên khúc hát ngợi ca của nhà thơ cũng như của cả đất nước về những người con anh hùng ấy.

Bốn câu thơ cuối đoạn  của bài thơ "Đất nước" cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của mình:

Em ơi em đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời…

      “Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về đất nước: “Đất nước là máu xương của mình”. Đất nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình, và mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc ngàn đời. Vì “Đất nước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:

Nuôi lớn người từ ngày mở đất,

Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật

Một tấc lòng cũng đẫy hồn Thánh Gióng

(Bài thơ của một người yêu nước mình, 19/12/1967)

       Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bó và san sẻ… phải biết hoá thân…” thì mới có thể “Làm nên đất nước muôn đời”. Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến tranh chống Mỹ thì mới cảm nhận được các từ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là tiếng nói tâm huyết “mang sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.

Tứ thơ rất đẹp. Đất nước thân thương gắn bó với mọi người. Phải biết hiến dâng cho “Đất nước muôn đời”. Đoạn thơ đẹp còn vì sáng ngời niềm tin về tương lai đất nước và tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình hàm ẩn tính công dân của thời đại mới. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư, khẳng định một thi pháp độc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi.

       “Em ơi em, đất nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hoà bình phải biết đem “trí lực” để xây dựng Đất Nước, “làm nên đất nước muôn đời”, đất nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn sông núi. “Gắn bó, san sẻ, hoá thân” cho đất nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu đất nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn lên”…

Hai đoạn thơ tưởng như không liên quan tới nhau nhưng lại có sự gắn kết chặt chẽ. Nhờ sự hi sinh lớn lao của người lính thời kháng Pháp mà những năm chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm muốn tiếp nước cha anh, kêu gọi những người trẻ tuổi, những con người của đất nước hãy gắn bó hòa hợp với nhau để giữ gìn, dựng xây đất nước mà bao ông cha đã đổ máu để giữ gìn

  Như vậy qua hai đoạn thơ của Quang Dũng và Tây Tiến ta thấy được sự hi sinh lớn lao của ông cha ta trong thời kì kháng chiến cũng như một chân lý sâu sắc, đúng đắn về cách giữ gìn và dựng xây đất nước. 




Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK