Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu...

Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hồi trống Cổ Thành vừa là tên gọi của trích đoạn vừa là một chi tiết văn bản như một nốt nhấn văn chương. Nó vừa là

Câu hỏi :

Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hồi trống Cổ Thành vừa là tên gọi của trích đoạn vừa là một chi tiết văn bản như một nốt nhấn văn chương. Nó vừa là sự “thắt nút” vừa chỉ ra khả năng “cởi nút”. Gọi là “thắt nút” bởi bao nhiêu mâu thuẫn, khúc mắc cả hai phía: phía nghi ngờ (Trương Phi) và phía bị nghi ngờ (Quan Công) đã được đẩy tới đỉnh điểm. Còn khả năng "cởi nút” là do tính xác định: chỉ có một khả năng hành động, chỉ có một thời gian ngặt nghèo hành động. Cơ hội duy nhất này không có lần thứ hai. Hòn đá thử vàng như một phép màu sẽ làm sáng tỏ ngay gian khi hồi trống định mệnh gióng giả cất lên thúc giục… ​​( Trích Hồi trống thử thách tình huynh đệ, Lê Bảo) 1/Xác định biện pháp tu từ trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. 2/ Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành trong 3 từ. 4/ Chỉ ra chi tiết “thắt nút” và chi tiết “cởi nút” trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”. Bài 2: Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết đúng sự thật, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải là nóng nảy do cá tính gàn dở. Em có đồng ý không? Vì sao?

Lời giải 1 :

Đáp án:

Câu 1:

-Biện pháp tu từ là:

+ So sánh: “Hồi trống Cổ Thành vừa là tên gọi của trích đoạn vừa là một chi tiết văn bản như một nốt nhấn văn chương” và “Hòn đá thử vàng như một phép màu”.

  • Tác dụng: Khiến cho hình ảnh trở nên chi tiết, cụ thể, sinh động hơn. Người đọc dễ hình dung hơn. Nhấn mạnh vẻ đẹp của Hồi trống Cổ Thành.

+ Ẩn dụ: “Hòn đá thử vàng”

  • Tác dụng: Ở đây muốn chỉ hành động đánh trống của Trương Phi,chém đầu Sái Dương của Quan Công. Nhấn mạnh về sự mạnh mẽ, quyết đoán của hai người.

 

Câu 2: Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành: Sự giải oan

 

Câu 4: Chi tiết “thắt nút” và “cởi nút” trong đoạn trích là:

+ “Thắt nút” là mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công.

+ “Cởi nút” là hành động đánh trống của Trương Phi,chém đầu Sái Dương của Quan Công.

 

Bài 2:

Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết đúng sự thật, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải là nóng nảy do cá tính gàn dở. Em có đồng ý không? Vì sao?

 

Đáp án:

 Em đồng ý với ý kiến trên, vì:

+ Trương phi vốn là một người thẳng thắn, cương trực nên còn có sự thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột.

+ Sự thiếu bình tĩnh đó là do muốn tìm hiểu rõ trắng, đen, đúng sai, phải trái.

+ Tính cách ấy của Trương Phi là có lý do chứ không phải do cá tính gàn dở.

 

Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt !!

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK