Câu 21. Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
A. Hương Khê. B. Bãi Sậy. C. Lam Sơn. D. Tây Sơn.
Câu 22. Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là
A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thánh Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thái Tông
Câu 23. Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách?
A. Lộ, phủ, huyện, châu, xã. B. Lộ, trấn, phủ, châu, xã C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã. D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp.
Câu 24. Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là
A. Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ
B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng
C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng
D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Câu 25. Chính quyền Trung ương từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ được tổ chức ngày càng chặt chẽ....
A. ngày càng lỏng lẻo. B. ngày càng chặt chẽ.
Câu 26. Các triều đại phong kiến Đại Việt đã thực hiện chính sách đã thực hiện chính sách gì với các nước láng giềng?
A. Chính sách đoàn kết.
B. Chính sách trấn áp.
C. Chính sách hòa hiếu.
D. Chính sách dụ dỗ.
Câu 27. Vua Lê Hiến Tông đã viết: “Hiền tài là nguyên khí của đất nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này thể hiện điều gì?
A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
B. Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hình thức tiến cử.
C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và báo cử.
D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước.
Câu 28. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông?
A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao và hoàn thiện.
C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
Câu 29. Chính sách đổi ngoại của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV mang lại kết quả gì?
A. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc.
B. Thúc đẩy quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ.
C. Tác động tích cực đến hoạt động đối nội.
D. Tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vực.
Câu 30. Một trong những điểm khác của tổ chức Bộ máy Nhà nước thời Lê sơ so với thời Đinh, Tiền Lê?
A. Bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế hoàn thiện đến mức cao độ.
B. Bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế nhưng còn sơ khai.
C. Cả nước chia làm 10 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti.
D. Dước Vua có 3 ban: Văn ban, võ ban và tăng ban.
Câu 31. Mục đích quan trọng, xuyên suốt của các nhà nước phong kiến Việt Nam khi tổ chức bộ máy nhà nước là
A. Hỗ trợ, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở các địa phương.
B. Tập trung quyền lực cao độ vào nhà vua chính quyền trung ương.
C. Thúc đẩy hoàn thiện chính sách đối nội và đối ngoại.
D. Đưa giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.
Câu 32. Ai là người chỉ huy chống quân xâm lược nhà Tống vào những năm 1075 – 1077?
A. Trần Hưng Đạo.
B. Lê Lợi.
C. Lý Thường Kiệt.
D. Lý Bí
Câu 33. Đến thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nào?
A. Quân Thanh.
B. Quân Tống.
C. Quân Nguyên – Mông.
D. Quân Minh Câu
34. Dưới triều Trần, ai là thầy giáo, nhà Nho được triều đình trọng dụng nhất?
A. Trương Hán Siêu.
B. Chu Văn An.
C. Nguyễn Trãi.
D. Phạm Sư Mạnh
Câu 35. Dưới thời nhà Lê, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì?
A. Để khắc tên những người anh hùng có công với nước.
B. Để khắc tên những người đỗ Tiến sĩ
C. Để khắc tên những vĩ vua nhà Lê.
D. Để khắc tên những người có công quan tâm công tác thủy lợi
HT Ạ
21. C
22. B
23. C
24. B
25. B
26. A
27. A
28. D
29. A
30. C
31. A
32. C
33. D
34. B
35. B
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK