Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Alon ugann. u la ų ba Pi chon e Dac...

Alon ugann. u la ų ba Pi chon e Dac hióu Van ban Be Dec doan the sau và tra lii cau hai Sao anh hi võ cho thon Vì Karg cau nang ms Vuời ai mulof qua' xank

Câu hỏi :

Mọi người giải giúp em bài này vs ạ

image

Lời giải 1 :

1,

Câu thơ "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" có sử dụng hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" gợi ra vẻ đẹp của khu vườn vào sáng sớm bình minh. Khi ngày mới đến, những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên những cành cây kẽ lá thì khu vườn càng trở nên sinh động và giàu sức sống hơn.

Hình ảnh nhân hóa "dòng nước buồn thiu" gợi ra nỗi buồn lan khắp không gian và gợi được chiều sâu của nỗi buồn. Trên mặt nước đó, tác giả chỉ thấy được nỗi buồn man mác, nỗi buồn da diết bao trùm lấy con tim mình.

Hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ qua câu thơ "Gió theo lối gió, mây đường mây" nói lên sự chia ly của đôi lứa. Bình thường là gió thổi hướng nào thì mây bay hướng đó. Nhưng khi gió đi theo lối gió, mây đi theo đường mây gợi ra sự chia ly chẳng thể nào hàn gắn trong tình yêu. Ta cũng có thể thấy mượn hình ảnh thiên nhiên chính là phần không thể thiếu trong phong cách thơ lãng mạn của Hàn Mạc Tử. Đồng thời, hình ảnh "gió" và "mây" được nhân hóa như những sự vật có tâm hồn, giống như những người trong cuộc trong tình yêu

Hình ảnh ẩn dụ "thuyền" và "bến" được tác giả sử dụng tài tình và khéo léo. Trong ca dao, hình ảnh thuyền và bến vẫn là hình ảnh của đôi lứa yêu nhau mà phải xa nhau. Trong những dòng thơ của mình, tác giả sử dụng những hình ảnh thuyền và bến như sự chia ly chẳng thể hội ngộ của đôi lứa khi thuyền chẳng thể giữ lời hứa về với bến và đem theo vầng trăng thề nguyền đính ước.

2, 

Tác giả Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa của dòng văn học lãng mạn. Thơ ông mang nhiều màu sắc đan xen nhau tạo nên một nét riêng độc đáo, vừa nhẹ nhàng, tinh khiết, vừa đẹp tuyệt vời nhưng có những bài thơ mơ hồ, mờ ảo, "điên điên". Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gửi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này. Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gửi gắm tình yêu quê hương xứ sở. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã thể hiện được sự chia ly đôi lứa cùng với sự tan vỡ trong tình yêu của nhà thơ trong hai khổ thơ cuối. Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, khổ thơ đầu tiên đã tái hiện được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của những khu vườn miệt vườn xứ Huế. Thật vậy, những hình ảnh trong khổ thơ đều là những hình ảnh chọn lọc của vườn cây trái. "Nắng mới lên" gợi ra hình ảnh của những tia nắng đầu ngày, ấm áp và dịu dàng, tươi rói đang chiếu rọi lên những hàng cau xanh xanh. Sắc nắng hòa vào sắc xanh của những vườn cau xanh làm cho khung cảnh trở nên rực rỡ và thơ mộng. Tiếp theo, câu thơ "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" có sử dụng hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" gợi ra vẻ đẹp của khu vườn vào sáng sớm bình minh. Khi ngày mới đến, những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên những cành cây kẽ lá thì khu vườn càng trở nên sinh động và giàu sức sống hơn. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên dường như chỉ là bức tranh trong tâm tưởng của nhà thơ kể về mảnh đất xứ Huế mà ông đang hướng về. Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng dự cảm những đau đớn và chia cách trong tình yêu ở những dòng thơ sau. Tiếp theo, khổ thơ thứ hai đã thể hiện được mối tình tan vỡ của nhà thơ. Câu thơ "Gió theo lối gió, mây đường mây" đã mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên sự chia ly của đôi lứa. Bình thường là gió thổi hướng nào thì mây bay hướng đó. Nhưng khi gió đi theo lối gió, mây đi theo đường mây gợi ra sự chia ly chẳng thể nào hàn gắn trong tình yêu. Ta cũng có thể thấy mượn hình ảnh thiên nhiên chính là phần không thể thiếu trong phong cách thơ lãng mạn của Hàn Mạc Tử. Đồng thời, hình ảnh "gió" và "mây" được nhân hóa như những sự vật có tâm hồn, giống như những người trong cuộc trong tình yêu. Hình ảnh nhân hóa "dòng nước buồn thiu" gợi ra nỗi buồn lan khắp không gian và gợi được chiều sâu của nỗi buồn. Trên mặt nước đó, tác giả chỉ thấy được nỗi buồn man mác, nỗi buồn da diết bao trùm lấy con tim mình. Hình ảnh "hoa bắp lay" gợi ra sự chuyển động nhẹ nhàng của sự vật trong không gian, gợi ra sự buồn thương bao trùm các không gian và cảnh vật. Hình ảnh "thuyền" và "bến" được tác giả sử dụng tài tình và khéo léo. Trong ca dao, hình ảnh thuyền và bến vẫn là hình ảnh của đôi lứa yêu nhau mà phải xa nhau. Trong những dòng thơ của mình, tác giả sử dụng những hình ảnh thuyền và bến như sự chia ly chẳng thể hội ngộ của đôi lứa khi thuyền chẳng thể giữ lời hứa về với bến và đem theo vầng trăng thề nguyền đính ước. Tóm lại, hai khổ thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và sự tan vỡ trong tình yêu của tác giả.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK