Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Tả về phong cảnh cầu câu hỏi 1173179 - hoctapsgk.com

Tả về phong cảnh cầu câu hỏi 1173179 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Tả về phong cảnh cầu

image

Lời giải 1 :

Tôi đã từng qua sông nước miền Tây Nam Bộ, đi trên cầu khỉ chênh vênh vài ba thân cây ghép lại. Cầu treo lắc lư giữa hai ghềnh đá cho ta cảm giác bồng bềnh khi vào thị trấn đất rừng Bố Hạ - Yên Thế (Bắc Giang). Hồi chiến tranh phá hoại, không lực Hoa Kỳ ném bom ồ ạt miền Bắc, cầu phao là phương tiện giao thông duy nhất để người và xe cộ qua sông Hồng, le lói ánh đèn gầm không soi tỏ mặt người. Khi nghe tin thằng bạn học chạy bom chết trên cầu sông Đuống, tôi không cầm được nước mắt. Tôi càng hiểu nhà văn Vũ Bão mặc dù tuổi cao sức yếu vẫn theo xe dự bằng được ngày hợp long cầu Bãi Cháy vì ông mừng quê Quảng Ninh đã có cây cầu mới, hiện đại. Và ông đã vĩnh viễn ra đi khi được hưởng cảm giác ngờm ngợp gió trên đỉnh cầu. Tôi đã từng nắm bàn tay thô nháp của người thợ cầu “dọi búa trăm cân” và đi trên ván cầu ghép tạm “chênh vênh đỉnh gió” để hiểu cái hân hoan vui sướng tột cùng ngày thông cầu Lục Nam (Bắc Giang).

Bây giờ về quê Bắc Ninh, lòng tôi càng vui sướng hơn bởi nhiều vùng đất nước được nối với những cây cầu: cầu Hồ được thay thế phà Hồ (Thuận Thành), cầu Lục Đầu Giang được thay thế phà Lục Đầu Giang - nơi hợp lưu của sáu con sông đổ vào, đường cao tốc 1B chạy qua sông Cầu... Do phương tiện đi lại thuận lợi, giao lưu vùng miền mở mang nên mọi tình cảm của con người gắn kết, không cách trở như thuở “gọi đò chẳng thấy đò thưa” hoặc “muốn sang em bắc cầu kiều” và ước mong đến khắc khoải “ước gì sông rộng một gang - bắc cầu dải yếm mời chàng sang chơi”. Khi những cây cầu vươn dài, vươn xa đến mọi vùng đất, qua mọi con sông thì ước muốn khát khao của con người cũng mở tới không cùng “lòng trải theo cây cầu - nghĩ suy đà cũng khác”.

Đón bình minh đỏ rực và nắng xế chiều tà, ngắm nhìn bóng cây cầu Long Biên in mặt nước trải dài mấy nhịp vươn về xa và nối những bờ vui (như lời một ca khúc), lòng tôi bỗng dâng lên nỗi niềm khó tả khi nhớ về những cây cầu gắn với sự thăng trầm của lịch sử. Những cây cầu đâu chỉ duy trì huyết mạch của đất nước mà nối kết mọi buồn vui, và vượt qua mọi cách trở của dòng sông, minh chứng cho mọi biến cố trọng đại của dân tộc qua nhiều binh biến, máu lửa: “Thời gian nào có gì đâu - khi hoa mới nở khi cầu mới qua”. Ơi những cây cầu thân thương...

Thảo luận

Lời giải 2 :

Nếu nói đến Nghệ An thì có sông Lam. Nếu nói đến Huế thì có sông Hương. Vậy, ở Lộc Nga quê tôi có gì? Lộc Nga, mảnh đất nhỏ tận cùng của thành phố Bảo Lộc, là một xã nghèo về tiền bạc nhưng chúng tôi có những tài nguyên thắng cảnh quý giá như cầu Đại Nga vậy. Cầu Đại Nga cũng là nơi tôi yêu nhất tại quê nhà.

Cây cầu Đại Nga được xây dựng vào đầu thế kỉ XXI với bắc ngang sông Đại Nga. Cây cầu này tương đối chắc, nó đã phải chịu mưa chịu năng cả hơn chục năm nên chắc cũng mệt nên đã có chỗ nứt nẻ rồi. Hai bên là những hàng rào cầu dài và cứng, được sơn mạ vàng trông rất đẹp.

Tôi nhớ rằng có một lần , tôi và mẹ tôi đi tản bộ ngang đó, chúng tôi đã ngắm được nước chảy cuồn cuộn, cá đạp phanh phách. Không những thế, tôi may mắn khám phá được một bí mật, trên cây cầu ấy có một ổ khóa. Theo như tôi biết, thì đó là lời cam kết tình yêu của một đôi nam nữ, họ đã làm ổ khóa tình yêu đó và hẹn thề yêu nhau, không bào giờ rời xa. Trên cây cầu này, tôi còn nhớ đến một kỉ niệm nữa, sau khi ba mất, tôi dường như suy sụp, khi đó tôi mới bốn tuổi, tôi từ nhà nội lang thang ngang qua cây cầu này. Tại cây cầu ấy, tôi từng bị một tai nạn giao thông và may rằng đã qua khỏi. Nhưng tôi tin rằng, cây cầu không có tội. Cứ vào ngày mười lăm trăng tròn hằng tháng, tôi và những người bạn trong xóm thường vui đùa trên cây cầu này những trò chơi nhỏ nhưng vui vẻ. Nhiều hôm, tôi gấp thuyền gì thả sông chỉ để ước cầu một điều gì đó.

Cây cầu này đã theo tôi lớn lên cùng năm tháng. Và khi nhắc đến quê hương mình, tôi sẽ luôn tự hào về cảnh quan này, Tôi yêu nói đây. Nếu sau này về quê, tôi sẽ tham gia vào đội công nhân sửa chữa và trang trí cây cầu này.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK