Ở các nhà Nho xưa, ta luôn học được nhiều triết lí nhân sinh qua cách họ sống, đặc biệt là Nguyễn Công Trứ với thái độ sống ngất ngưỡng. Thái độ sống ấy rất độc, rất lạ, chẳng giống ai và được xem là một cái tôi ngông cuồng và một cá tính mạnh mẽ vô tiền khoáng hậu. Lững thững trong thơ Nguyễn Công Trứ là cái nổi loạn, phá tan mọi quy củ nề nếp sáo mòn, nhàm chán. Cuộc đời từng trải qua nhiều thăng trầm trong con đường quan lộ, biến cố của thời cuộc nên ông có một cách ngông riêng độc đáo. Đối với ông, danh lợi, bổng lộc chẳng là gì cả, con người khi biết đủ đã là sống nhàn rồi. Cái nhàn của ông là cái nhàn ngất ngưỡng, chợt đổ mà lại không đổ, ông tìm đến thú vui con tửu để che dấu sự bất bình trước thời thế. Đối với Nguyễn Công Trứ được mất ở đời như ngọn gió thổi ngoài tai, không làm lay chuyển được lòng người. Cái ngông nghênh của ông như thách thức cả chế độ phong kiến, ông nửa say nửa tỉnh, cố làm mọi điều trái ngược lại với lễ giáo "cửa Khổng sân Trình" để trêu ngươi thiên hạ. Đó chính là thái độ sống bất phục trước lề thói phong kiến và sự mục nát của triều đại thời bấy giờ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK