Trang chủ Vật Lý Lớp 7 Viết bài thuyết trình về nhật thực hoặc nguyệt thực.(Ko...

Viết bài thuyết trình về nhật thực hoặc nguyệt thực.(Ko chép mạng) (Đây là lần đầu cô giao cái này nên em ko biết làm ạ.)

Câu hỏi :

Viết bài thuyết trình về nhật thực hoặc nguyệt thực.(Ko chép mạng) (Đây là lần đầu cô giao cái này nên em ko biết làm ạ.)

Lời giải 1 :

Xin chào tất cả mọi người đã đến với bài thuyết trình của nhóm chúng em
Hôm nay chúng em đã thu thập đầy đủ thông tin về nguyệt thực và nhật thực
Mong mọi người chú ý và lắng nghe 
Nguyệt thực 
chỉ xảy ra lúc trăng tròn. Trong một kì nguyệt thực toàn phần, Trái đất từ từ di chuyển giữa Mặt trăng và Mặt trời. Cái bóng của Trái đất quét qua bề mặt chị Hằng. Ngay cả khi nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng vẫn hơi mờ mờ ánh sáng đỏ, đó là ánh sáng mặt trời đi tới Mặt trăng sau khi bị bẻ cong và tán xạ qua lớp rìa khí quyển của Trái đất. Thời gian nguyệt thực toàn phần có thể kéo dài đến 1 giờ 47 phút.

NHẬT THỰC

Nhật thực xuất hiện khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời và đổ bóng lên một phần bề mặt Trái đất. Sự che khuất hoàn toàn của Mặt trời chỉ xảy ra trong một khu vực hẹp, do cái bóng của Mặt trăng khi đổ lên Trái đất là nhỏ.Người quan sát đứng bên ngoài khu vực toàn phần này chỉ trông thấy nhật thực một phần.

NGUYỆT THỰC

Khi sự che khuất của Mặt trăng xảy ra, thì Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng phải sắp thẳng hàng lúc trăng tròn. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng của Trái đất. Chúng có thể được nhìn thấy từ bất kì nơi nào có Mặt trăng mọc lên trước lúc bị che khuất.

COLUMBUS LỢI DỤNG NGUYỆT THỰC

Trong quá khứ, nhật thực bị xem là điềm xấu hoặc khiến người ta sợ hãi. Vào năm 1504, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Christopher Columbus cùng đoàn thủy thủ của ông mắc cạn ở Jamaica. Ông biết rằng sẽ xảy ra sự che khuất hoàn toàn của Mặt trăng vào ngày 29 tháng 2 và đã sử dụng điều này để dọa những người Arawak bản địa. Ông nói rằng Mặt trăng đã bị lấy mất và sẽ được trả lại nếu như họ chịu giúp ông. Trò lùa đó đã có tác dụng, và sau đó Columbus cùng đoàn thủy thủ của ông đã được giải cứu.

GHI CHÉP VỀ NHẬT THỰC & NGUYỆT THỰC

Nhật nguyệt thực đã được người ta ghi chép trong hàng nghìn năm trời. Khúc xương thờ tự Trung Quốc có khắc chữ như thế này đề cập tới sự nhật thực vào năm 1300 tCN. Sử chép Trung Quốc có ghi lại sự kiện hai nhà chiêm tinh học bị chém đầu vì dự báo sai sự nhật thực vào năm 2134 tCN.

TAI LỬA MẶT TRỜI

Khi đĩa Mặt trời rực rỡ bị Mặt trăng che khuất trong một kì nhật thực toàn phần, thỉnh thoảng người ta có thể trông thấy những tai lửa mặt trời tại rìa của Mặt trời. Những cái lưỡi khí nóng khổng lồ này từ Mặt trời dâng trào vào trong không gian. Tai lửa Mặt trời trong ảnh ở đây được chụp trong lần nhật thực ngày 11/7/1991.

GIỌT BAILY

Rìa của Mặt trăng không trơn nhẵn do núi non và thung lũng của nó. Vào lúc bắt đầu và kết thúc một lần nhật thực toàn phần, ánh sáng mặt trời thường bị phản chiếu qua một vài thung lũng. Hiệu ứng trên được gọi là Giọt Baily, đặt theo tên nhà thiên văn học người Anh Francis Baily (1774–1844).

QUAN SÁT NHẬT THỰC AN TOÀN

Đừng bao giờ nhìn trực tiếp vào Mặt trời mà không có cái gì bảo vệ mắt. Trong khi quan sát nhật thực toàn phần, bạn chỉ nên tháo kính ra trong lúc có sự che khuất hoàn toàn, chỉ chốc lát thôi. Đừng cố quan sát nhật thực một phần, hay giai đoạn một phần của nhật thực toàn phần, với đôi mắt trần của bạn.

NHẬT THỰC TOÀN PHẦN

Khi pha một phần của nhật thực toàn phần diễn ra, Mặt trăng từ từ che lấy Mặt trời. Thời khắc toàn phần xuất hiện khi cái đĩa màu vàng của Mặt trời hoàn toàn bị che khuất. Bầu trời tối sầm và có thể nhìn thấy nhật hoa của Mặt trời (những lớp chất khí phía ngoài Mặt trời) từ Mặt trời tỏa ra tựa như một vầng hào quang trắng. Sự toàn phần có thể kéo dài tới 7,5 phút, nhưng thường thì chúng diễn ra ngắn hơn nhiều. Kì nhật thực này vào tháng 7/1991 kéo dài gần 7 phút. Những ảnh chụp ở những giai đoạn nhật thực khác nhau được ghép lại để tạo nên bức ảnh trên.

NHẬT THỰC MỘT PHẦN

Khi Mặt trời và Mặt trăng không hoàn toàn thẳng hàng, thì sự che khuất của Mặt trời có thể chỉ là một phần, như thấy trong ảnh bên ở Ấn Độ hồi tháng 3/2007. Người quan sát cũng sẽ thấy nhật thực một phần nếu họ quan sát nhật thực toàn phần từ bên ngoài vùng bị che khuất hoàn toàn.

NHẬT THỰC HÌNH KHUYÊN

Mặt trời và Mặt trời dường như có kích cỡ bằng nhau trên bầu trời của chúng ta, nhưng chúng hơi lệch nhau một chút (xem trang 11). Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời và kích cỡ biểu kiến của nó nhỏ hơn Mặt trời. Bức ảnh này chụp vào tháng 1/1992

Cảm ơn mọi người đã dành thời gian nghe bài thuyết trình của chúng em, xin chân thành cảm ơn 

Chúc bạn học tốt, nếu hay thì vote mình 5* và câu trả lời hay nhất nha ^^

 

Thảo luận

-- Ctrlhn ??
-- Chỉ có mỗi bạn tl thôi ạ.

Lời giải 2 :

*VUI LÒNG ĐỌC KĨ TRƯỚC KHI XÓA*

   -Hôm nay , mình xin trình bày về hiện tượng nguyệt thực:

*_Chắc hẳn các bạn biết rằng hiện tượng nguyệt thực là hiện tưởng khá phổ biến,các nhà khoa học đã có câu trả lời cho hiện tượng này rồi,vậy nên chúng ta hãy tìm hiểu sâu xa hơn về nó nhé.

- Ai cũng đã nghe đến "Hiện tượng nguyệt thực" vậy nó là gì ?chính là hiện tượng khi có Mặt Trăng đi vào hình bóng chiếu của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Nếu đi qua như vậy sẽ làm có hiện tượng xảy ra như thế nào.Hiện tượng chính là Mặt Trăng có màu đỏ tối (nhìn như trăng máu).Vì sao lại có hiện tượng trên? Chính là vì Khi hiện tượng này diễn ra, các tia Mặt Trời có sóng dài chiếu tia phản lên Mặt Trăng, các tia sáng bước sóng ngắn đã bị bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất cản lại hết. Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ, cam, khi nhìn từ Trái Đất chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có màu đỏ máuhiện tượng này xảy ra khi có trăng tròn.Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng hơn một giờ.

.....................................................................................................................................

*nhật thực thì bạn có thể tham khảo bạn ở trên , cách trình bày tương tự như thế này , không cần dài dòng.

*HIỆN TƯỢNG NÀY ĐƯỢC MÌNH THAM KHẢO TỪ TRƯỚC NÊN CÓ SAI SÓT GÌ CHO MÌNH XIN NHẬN LỖI Ạ

@Binz

#NOCOPY

 

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK