TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC PHẨM SÔNG NÚI NƯỚC NAM
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này
b. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ.
- Phần 2 (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta.
b. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
- Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn.
Trả lời câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Gồm 4 câu, có bảy chữ ở mỗi câu).
- Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1, 2, 4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.
Trả lời câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định chủ quyền quốc gia.
- Nội dung tuyên ngôn độc lập của bài thơ được thể hiện:
+ Khẳng định nước Nam là của người Nam (2 câu đầu).
+ Kẻ thù không được xâm phạm (2 câu cuối).
Trả lời câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Nội dung biểu ý được thể hiện theo bố cục:
+ Hai cầu đầu: khẳng định chủ quyền.
+ Hai câu sau: kiên quyết bảo vệ chủ quyền.
- Bố cục của bài thơ rất chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.
Trả lời câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Ngoài biểu ý, bài Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.
Trả lời câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy bài thơ thể hiện rất rõ giọng điệu hào sảng, đanh thép và đầy uy lực, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
Câu 1:
Bài Nam quốc sơn hà được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật :
- Số câu: 4
- Số chữ: 7
- Cách hợp vần: tiếng cuối của câu 1, 2, 4. Đó là cư, thư, hư
Câu 2:
Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào có thể xâm phạm.Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:
– Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu).
– Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau).
Câu 3:
Sông núi nước Namlà một bài thơ thiên về sự biểu ý bởi đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm. Bố cục như thế rất rõ và chặt chẽ, lời nói chắc nịch dứt khoát theo mạch ý hết sức tự có chủ quyền và bảo vệ chủ quyền.
Câu 4:
Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm (bày tỏ, cảm xúc) ẩn kín vào bên trong ý tưởng. Âý là thái độ tin tưởng mãnh liệt vào chân lí và sự thất bại nếu đụng tới chân lí đó.Qua các cụm từ: “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.
Câu 5:
Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy được bài thơ thể hiện rất rõ giọng điệu hào sảng, đanh thép và đầy uy lực.Chính bằng cái giọng điệu đanh thép đó, ta cũng đã chứng minh được rằng Nam đế cư là vua của nước Nam, là một ông vua quyết định mọi việc nhưng không dưới quyền cai quản của bất cứ một ông vua nào khác (Hoàng đế Trung Quốc).
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK