Chỉ với ba câu thơ ngắn ngủi nhưng đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và chan chứa sức sống mãnh liệt. Trước tiên là hình ảnh cây hòe với màu xanh lục, màu xanh không chỉ ở vài điểm nhỏ mà “đùn đùn” giống như đang có sự chuyển động ngay trong nó và trải cả một vùng không gian rộng lớn. Màu lục của hòe giống như rợp cả đất trời. Đó là một cái nhìn rộng, bao quát của nhà thơ khi chuyển tầm mắt từ gần ra xa. Không chỉ có màu lục mà trong không gian ấy, nổi bật trên nền lục chính là màu đỏ của thạch lựu trước hiên nhà, là màu hồng của hoa sen. Cảnh vật nhiều sắc màu và còn mang theo mùi hương thanh mát của hoa sen. Thiên nhiên tươi đẹp biết bao nhiêu thêm vào đó còn mang một sức sống mãnh liệt và được tác giả miêu tả bằng những động từ như “đùn đùn”, “phun”. Cảnh vật đang bừng bừng sức sống nhưng cụm từ “tiễn mùi hương” như cô đọng lại thành một nỗi buồn man mác khi hương sen đương vào cuối hạ. Bởi có lẽ là tâm trạng khi mùa hạ sắp qua đi đón chào mùa thu bởi “Sen tàn cúc lại nở hoa”.
Xem thêm: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ.
Bốn câu thơ đầu nhà thơ sống cuộc sống chan hòa giữa thiên nhiên đầy sức sống. Nhà thơ có sự cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan đó là nhìn những cảnh sắc, là thấy mùi hương thơm. Không chỉ vậy mà Nguyễn Trãi còn lắng nghe âm thanh của cuộc sống:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Thiên nhiên không hề vắng lặng, u tịch mà nó gắn liền với con người, với cuộc sống của người lao động. Từ láy “lao xao” đã khắc họa rõ nét âm thanh của của chợ cá, đó là cuộc sống thanh bình, yên ấm của làng chài. Phải có cuộc sống đầy đủ, sung túc thì cảnh mua bán mới tấp nập, chợ mới đông. Trong hai câu thơ có sự đăng đối giữa làng ngư phủ và lầu tịch dương. Nghệ thuật tương phản khiến cho câu thơ trở nên trang trọng, âm hưởng mới vẻ cho bài thơ. Điều mà tác giả ấn tượng, ám ảnh không phải là lầu trong chiều tà mà là tiếng ve kêu, tiếng ve mang đặc trưng của mùa hè. “Dắng dỏi cầm ve” giống như một bản nhạc vừa mạnh mẽ, vừa rạo rực, giống như đệm tiếng đàn cho cuộc sống đang hối hả. Chính Nguyễn Trãi dường như đang muốn được hòa cùng với cuộc sống nhộn nhịp ấy chứ không phải ngồi “hóng mát” nơi đây.
Thiên nhiên giống như làm thức tỉnh khát vọng mãnh liệt của nhà thơ, đó là khát vọng muốn kết thúc chuỗi ngày nhàn hạ, được trở lại với đời
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Đó là ước mơ chân thành, giản dị và hết sức mộc mạc. Thiên nhiên quá mức tươi đẹp nhưng nhà thơ không muốn sống nhàn hạ, không muốn chỉ chăm chăm giữ lấy sự trong sạch cho riêng mình. Nguyễn Trãi luôn mong muốn được hành động, được sống vì lợi ích của dân tộc. Đó là một tấm lòng luôn hướng về nhân dân, về đất nước.
Bài thơ Cảnh Ngày Hè là một sáng tác thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết. Qua đó ta thấy được tấm lòng của một người thi sĩ, của một người luôn muốn được cống hiến để nhân dân ấm no, hạnh phúc. Bài thơ giống như một bài học cho giới trẻ về lòng yêu nước về thái độ sống để trở thành người có ích cho xã hội.
( ko chép mạng nha)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK