Câu 1: Những căn cứ để xác định “Chào Mào và Sáo Sậu” là truyện đồng thoại: Lấy thế giới loài vật làm nhân vật, phản ánh sinh hoạt, đặc tính của con người, nhưng vẫn giữ nguyên những nét đặc trưng của loài vật trong cuộc sống hằng ngày.
Câu 2: Hai lần Chào Mào sang gặp Sáo, Sáo đã có cách ứng cử:
- Lần đầu tiên: Khi Chào Mào qua nhờ Sáo sang cất nhà mới phụ một tay, Sáo viện cớ "phải lên thành phố đăng kí thi hát" và từ chối, trong khi đó đến mùa thu mới hết hạn đăng kí.
- Lần thứ hai: Chào Mào mời Sáo sang dự tiệc cùng mọi người cho vui, Sáo đồng ý ngay.
`=>` Sáo là một người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho riêng mình.
Câu 3: Hiệu quả của phép nhân hóa: Làm cho thế giới loài vật trở nên sinh động, gợi cảm và có hồn hơn. Kích thích trí tưởng tượng, sự tò mò của người đọc. Tạo cảm giác gần gũi với trẻ thơ - số lượng độc giả lớn nhất đối với những câu chuyện thuộc thể loại đồng thoại này.
Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được những bài học cho bản thân là: Đã là hàng xóm láng giềng với nhau, phải biết giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, gian khó, "tắt lửa tối đèn có nhau". Bởi "Bán anh em xa, mua láng giềng gần". Khi gia đình ta gặp vấn đề, thì người đầu tiên chạy sang giúp đỡ và ở gần nhất là hàng xóm. Vì vậy, chớ có ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho riêng bản thân mình mà mặc kệ, bỏ rơi lẫn nhau.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK