Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.
+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.
* Ý nghĩa:
- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người.
- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỷ XV - XVI:
- Phát kiến của Vasco de Gama (1498): Men theo bờ niển Châu Phi đến điểm cực Nam (mũi Hảo Vọng) vượt qua Ấn Độ Dương cập bến Ấn Độ và cập bến Calicust của Ấn Độ. Những chuyến đi của người Bồ Đào Nha về phía đông đã đến Đông Nam Á và đi vào biển Đông, đến cảng của Trung Hoa và Nhật Bản vào 1517-1542.
- Cuộc thám hiểm của Christophe Colomb (1492): Những chuyến vượt đại Tây Dương của Christophe Colomb và Vespuce America đã phát hiện ra châu M,ỹ vào năm 1492, khi đó gọi là tân thế giới và bị nhầm lẫn là tây Ấn Độ.
- Cuộc hành trình vòng quay thế giới của Magienlang (1519- 1522)uộc thám hiểm của Maienlang chẳng những đến Châu Mỹ mà đi qua Thái Bình Dương để tới quần đảo vùng Đông Nam Á là Philippines. Tháng 4/1521. Magienlang chết, Bac bốt được cử làm chỉ huy tiếp tục cuộc hành trình vào Đông Nam Á vượt Ấn Độ Dương vòng quay châu Phi vào lại Đại Tây Dương về Thái Bình Dương vào tháng 9/1522.
Chuyến đi của Magienlang đã hoàn thành 1 các triệt để những thành tựu của các nhà hành hải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Ys nghĩa đây là những sự kiện quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với Châu Âu và thế giới. Nhiều biến động sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu cũng như ở các châu lục khác từ sau thế kỷ XVI đều diễn ra dưới tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các cuộc phát kiến lớn về địa lý này.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK