mình gửi !
xin ctlhn ...
$\text{ Bạn tham khảo nhé!!! }$
DÀN Ý BÀI MÙA XUÂN NHO NHỎ
$\text{ MỞ BÀI }$
-Dẫn dắt
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-Trích thơ
$1.$ Giới thiệu chung
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980. Năm 1980 cũng là năm đất nước gặp nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đó nhà thơ Thanh Hải đang ốm nặng và chỉ vài tuần lễ sau ông vĩnh viễn đi xa. Có thể coi bài thơ là lời từ biệt của nhà thơ với cuộc đời. Trong hoàn cảnh ấy, nhưng bài thơ không có nét u ám của một cuộc đời sắp tắt. Ngược lại , người đọc thấy bài thơ có âm điệu thiết tha, hình ảnh trong sáng thể hiện một tinh thần lạc quan, một tình yêu cuộc sống tha thiết.
$\text{ THÂN BÀI }$
$d)$ Khổ 4 : Nêu luận điểm : Trong niềm tin yêu thiết tha dành cho đất nước, nhà thơ đã cất lên lời nguyện ước chân thành
-Khổ 1 nhà thơ dùng đại từ “ta”=> Khổ này thay bằng “Tôi”=> Sự thay đổi đại từ giàu ý nghĩa, cảm xúc riêng của nhà thơ như muốn hòa vào cảm xúc chung của mọi người, dường như ước nguyện của riêng nhà thơ như cũng đang hòa vào ước nguyện của nhiều người.
-Hình ảnh “con chim, cành hoa, nốt trầm” giản dị, quen thuộc với mọi người => Con chim cất tiếng hót làm rộn ràng mùa xuân, cành hoa tỏa hương khoe sắc làm đẹp cho mùa xuân. Và nốt trầm nhỏ bé trong muôn vàn nốt cao sẽ làm bản hòa ca thêm hay=> Đó cũng là những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa, gợi liên tưởng đến những công việc bình dị hằng ngày trong cuộc sống nhưng góp phần làm đẹp cho cuộc đời , cho quê hương đất nước=> Nhà thơ chỉ mong được làm “một con, một cành, một nốt”, càng thể hiện rõ thái độ khiêm nhường của nhà thơ đồng thời thể hiện được quan niệm của nhà thơ về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cái “Tôi” và cái “Ta”.
=>Từng con chim nếu cùng cất lên tiếng hót và cùng hòa vào nhau thì mới tạo nên một âm thanh rộn ràng.Từng bông hoa cùng tỏa hương khoe sắc mới làm nên một sắc xuân rực rỡ.Và một bản hòa ca không thể hay, nếu thiếu một nốt trầm, nốt trầm ấy tuy nhỏ bé nhưng đủ sức làm lay động lòng người.
=> Khi mơ ước người ta thường ước những điều lớn lao, ước phép màu làm thay đổi thực tại nhưng nhà thơ Thanh Hải thì không như vậy. Phải chăng nhà thơ ý thức được những cái lớn lao bao giờ cũng được tạo nên từ những điều nhỏ bé nên ông chỉ mong làm những điều nhỏ bé nhưng có ý nghĩa để cống hiến cho quê hương đất nước.
=> Khổ 1 tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân bằng các chi tiết bông hoa, con chim, thì ở khố thơ này những hình ảnh đó lại xuất hiện trở lại => Cách lặp cấu tứ tạo ra một sự đối ứng chặt chẽ, những hình ảnh chọn lọc xuất hiện trở lại nhưng mang một ý nghĩa mới : Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim phải mang tiếng hót, như bông hoa phải tỏa hương, khoe sắc cho đời.
=>Người đọc càng thấy rõ hơn ý nghĩa của việc thay đổi đại từ nhân xưng “Tôi” thành “ta”=> tiếng lòng của nhà thơ cũng là lời tâm niệm của người dân Việt Nam. Cái “tôi” của nhà thơ đã hòa cùng cái “ta” chung của dân tộc.
$e)$ Khổ 5 :Nêu luận điểm : Ước nguyện được cống hiến trở thành khát khao cháy bỏng ở khổ 5
( Trích thơ)
- Mùa xuân nho nhỏ => hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, giàu ý nghĩa, vừa quen thuộc vừa mới lạ=> Mùa xuân trong thơ của các nhà thơ khác thường gắn liền với màu sắc ( Mùa xuân xanh –Nguyễn Bính), gắn liền với đặc điểm (Mùa xuân chín-Hàn Mặc Tử), nhưng với riêng Thanh Hải, mùa xuân gắn liền với hình khối “Nho nhỏ”. Dù là “Nho nhỏ” nhưng mùa xuân vẫn là mùa đẹp nhất trong năm, mùa tràn đầy nhựa sống =>Nguyện làm “Mùa xuân nho nhỏ” => nguyện sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình để góp vào mùa xuân chung của dân tộc, của đất nước.
-Từ “dâng” thể hiện một thái độ tự nguyện chân thành tha thiết =>Nhà thơ muốn hiến dâng, muốn cho đi hết mình, là cách sống vì mọi người=> khát vọng được hòa nhập, dâng hiến những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, hòa nhập mà vẫn không mất đi nét riêng
-“Lặng lẽ” => dâng hiến một cách ân thầm, không ồn ào, không phô trương => Thái độ khiêm nhường của nhà thơ khiến người đọc cảm động, trân trọng. Điệp từ “Dù là” kết hợp với hình ảnh hoán dụ “ Tuổi 20, khi tóc bạc” => Sự cống hiến trọn đời, thủy chung ,trọn vẹn không nghĩ đến thời gian, tuổi tác.Cống hiến từ khi còn là tuổi thanh xuân phơi phới cho đến khi tóc bạc vẫn không ngừng cống hiến=> Lời ước nguyện được cất lên khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, đang chống chọi với bệnh tật, sự sống đang tính từng ngày. Kề cận với cái chết, đau đớn vì bệnh tật nhưng nhà thơ không ước muốn cho riêng mình mà ước muốn cho cuộc đời, ước muốn được cống hiến hết mình.
=>Thanh Hải hiểu được rằng đời người chỉ sống có một lần, và sự sống ấy chỉ thật sự có ý nghĩa khi cống hiến cho cuộc đời chung=> Nhân cách đáng quý.
$\text{ KẾT BÀI }$
-Khẳng định
-Liên hệ
$#Miu$
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK