Hai câu cuối cho thấy tấm lòng yêu vợ sâu sắc của Tú Xương. Ông Tú tự coi mình là món nợ đời của bà Tú, ông đã kết lại bài thơ bằng những lời lẽ chửi thói đời. Thói đời chính là sự bất công trong xã hội trọng nam khinh nữ, quan niệm xuất giá tòng phu, phu xướng phụ tùy, sự bội bạc của những ông chồng. Lời chửi trong hai câu cuối là lời Tú Xương tự rủa mát mình nhưng mang ý nghĩa XH sâu sắc. Tú Xương đã thâm nhập vào nỗi khó nhọc của bà Tú để chửi “thói đời” và để tự chửi mình. Sự “hờ hững” của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. Tự chửi mình vì tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả lặn lội, vừa cay đắng vừa phẫn nộ. Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói. Nhà thơ không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án “thói đời” mà còn tự trách mình, thẳng thắn tự nhận khiếm khuyết của mình. TX nghiêm khắc lên án mình, dám sòng phẳng với bản thân với cuộc đời dám tự nhận mình là “ quan ăn lương vợ”, nhận ra những thiếu sót khiếm khuyết của mình. Đó là một con người có nhân cách cao đẹp. Từ hoàn cảnh riêng tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung. Qua đó, thể hiện sự cảm thông biết ơn sâu sắc cũng như t/y thương vợ tha thiết của TX và càng khẳng định ông là người có nhân cách cao đẹp.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK