Học xong văn bản “Chiếc là cuối cùng” qua ngòi bút của nhà văn người Mĩ – O. Hen – ri, hình ảnh cụ Bơ – men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp.
Là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn – xi.
Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao hoàn thành một kiệt tác.
Nhưng cái nghèo cứ đến, thời gian thì nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được.
Vốn đầy lòng trắc ẩn, thương người nên cụ Bơ – men vô cùng lo lắng khi biết tình trạng của Giôn – xi.
Cụ lo sợ cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ sẽ khiến cô phải lìa xa cõi đời này khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.
Nhìn từng chiếc lá cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc.
Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.
Bức tranh ấy đã giúp cho Giôn – xi hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sống.
Đắng lòng người đọc khi biết rằng sau đêm ấy cụ Bơ – men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời sau đó vài ngày.
Nhân vật cụ Bơ – men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, tài năng. “Kiệt tác” của cụ giúp cho người đọc cảm thấy mùa đông ấm áp tình người – một thông điệp tuyệt vời mà nhà văn muốn gởi đến chúng ta: Hãy sống và yêu thương!
Chiếc lá cuối cùng đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ.Và cái điều mà tôi tâm đắc nhất trong văn bản trên chính là đức hi sinh , lòng nâhn ái của cụ Bơ-men. Biết mình già cỗi, chẳng sống được bao lâu mà mong muốn cho mầm trẻ kia lạc quan hơn, hướng đến tương lai tươi sáng; cụ đã bất chấp tất cả. Để rồi vào cái đêm mưa gió, giông bão khủng khiếp ấy, đã cố vẽ một chiếc lá trên bức tường một chiếc lá thường xuân. Chiếc lá không chỉ là một tuyệt tác để đời của ông mà nó còn cứu rỗi một số phận tưởng như đã chết. Ông đặt cả cái tâm , cái lòng của mình để vẽ nên chiếc lá của sự yêu thương, tình nhân ái, đồng cảm. Hành động cao cả ấy của ông đã giúp tôi biết quan tâm người khác hơn, gỡ bỏ lối sống ích kỉ để sống một cách ý nghĩa hơn. Cụ đã chết , nhưng cụ chết để đổi lại một sinh mạng khác, thì cái chết không gọi là vô giá trị, vô nghĩa mà nó là một biểu tượng, một thẩm mĩ trong cuộc sống bộn bê, đầy "hối hả "của xã hội.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK