Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 đoạn thơ dưới đây đã khai thác và sử dụng...

đoạn thơ dưới đây đã khai thác và sử dụng những chất liệu văn học dân gian nào , do đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật gì ? Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây

Câu hỏi :

đoạn thơ dưới đây đã khai thác và sử dụng những chất liệu văn học dân gian nào , do đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật gì ? Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo , cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay , giã , giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó ... Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất là nơi ta hò hẹn

Lời giải 1 :

Đoạn thơ dưới đây có cách khai thác ,tìm tòi các chất liệu văn hoá dân gian đặc sắc . Đó là tập trung chủ yếu vào văn học dân gian, kết hợp các giá trị văn hoá truyền thống với hiện đại trong trách nhiệm bổn phận của chúng ta hôm nay . Hình ảnh “chiếc khăn” trong câu thơ “ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” lấy cảm hứng từ bài ca dao tình yêu: “ Khăn thương nhớ ai /khăn rơi xuống đất/ khăn thương nhớ ai /khăn vắt trên vai..” nhà thơ muốn chuyển tải thông điệp : Đất Nước gắn với không gian sinh hoạt mỗi người, và cũng là “không gian tình yêu lứa đôi” . Hai câu dân ca “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc; con cá ngư ông mống nước biển khơi” không chỉ bộc lộ tình yêu với quê hương Bình –Trị -Thiên của mình, mà còn để chỉ ra rằng : đất nước gắn với không gian miền xuôi, miền ngược; rừng núi và biển đảo , là không gian sinh tồn và đoàn tụ của 54 dân tộc anh em .

Thảo luận

Lời giải 2 :

Chất liệu dân gian được sử dụng trong những dòng thơ trên

- Khi lí giải Đất Nước có từ đâu, tác giả đã lí giải bằng những gì gần gũi trong mỗi gia đình chúng ta ( với câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”, với “miếng trầu” mang đậm nét văn hóa dân tộc, với truyền thuyết “Thánh Gióng”)

- Đất Nước được cảm nhận trong phong tục “búi tóc sau đầu”, trong vẻ đẹp tâm hồn  “Gừng cay, muối mặn” 

- Đất Nước gắn với nền văn minh lúa nước lâu đời “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. 

- Đất Nước được cảm nhận bằng những phong tục gần gũi của dân tộc bằng những cái tên giản dị “Cái kèo, cái cột thành tên” 

Tác dụng của việc sử dụng chất liệu dân gian:

- Tạo sự gần gũi, bình dị cho đoạn thơ

- Góp phần diễn tả ý thơ của tác giả

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK