I/ Mở bài
Giới thiệu về sông nước
Dải đất hình chữ S mềm mại được bồi tụ lên từ biết bao dòng sông đẹp. Vùng núi Tây Bắc có con sông Đà “tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình”, đất Huế mộng mơ có con sông Hương với điệu hò điệu hát nao nức lòng người. Còn vùng đồng bằng Bắc Bộ lại đặc trưng với con sông nước “Hồng Hà mênh mông vẫn chảy đều nối tiếp”.
II/ Thân bài a. Nguồn gốc và vị trí của sông nước
Em không biết sông nước có từ bao giờ. Từ thuở tấm bé, em đã được nghe danh con sông này qua lời kể của ông bà, qua lời ru của mẹ. Qua tìm hiểu em biết được Sông Hồng chảy qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt. Con sông trước nhà em chính là một nhánh của sông nước
b. Tả vẻ đẹp của dòng sông Quang cảnh sông Hồng đẹp như tạc ra từ bức tranh thủy mặc.
Nhìn từ xa dòng sông như dải lụa khổng lồ mềm mại uốn quanh làng xóm.
“Sông nước đỏ nặng phù sa” nên nước sông không trong xanh như những con sông khác mà phớt một màu hồng đào. Đó cũng chính là nguồn gốc của tên sông.
Mặt sông rộng như chiếc gương khổng lồ phản chiếu hình ảnh của cả đất trời. Bầu trời xanh, mây
trắng, nắng vàng, tất cả thu gọn trong ống kính của nhiếp ảnh gia sông Hồng. Nổi trên bề mặt sông
là những đợt sóng nước nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ. Sóng lắn tăn như đang đung đưa theo nhịp
nhạc của thiên nhiên. Vào buổi sáng sớm, nắng đậu trên mặt nước, gió khẽ thổi làm mơn man gợn
sóng, tất cả tạo cho sông Hồng vẻ quyến rũ lạ kì. Trưa hè nắng gắt, dòng nước sông lóng lánh như
có ai thả những viên ngọc xuống mặt nước. Về đêm, sông nhuộm màu đen thẳm rì rào khúc hát ru
của đất trời.
c. Hoạt động diễn ra trên sông
Hai bên bờ là bãi bồi phù sa, là vùng đất thích hợp cho nông dân tận dụng trồng cây rau, cây ngô
để cung cấp cho cuộc sống sinh hoạt. Sông là nơi giao thương buôn bán với nhiều thuyền đánh cá
giăng buồm thả lưới, là nơi kinh doanh với nhiều thuyền khai thác cát đi lại ngày đêm. Vào buổi
chiều hè lộng gió, trẻ em thường được người lớn dẫn ra tắm sông. Vì thế, đối với nhiều người, sông
Hồng là một phần kỉ niệm tuổi thơ. Vào ngày cuối tuần lại có đội tình nguyện đi dọc bờ sông nhặt
rác còn sót lại, môi trường sông biển vì thế mà sạch đẹp hơn nhiều.
III/ Kết bài
Nêu cảm nghĩ về sông nước
Sông nước không chỉ làm nên vẻ đẹp cho đất nước ta mà còn là một biểu tượng văn hóa từ ngàn đời. Dù sau này có đi đến những chân trời mới, hình ảnh con sông nước quê hương vẫn sẽ in đậm trong trí nhớ em.
( Dàn ý cho bạn tham khảo )
a. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về dòng sông mà em muốn miêu tả.
Gợi ý: Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.
b. Thân bài
- Miêu tả chung về dòng sông:
Dòng sông đó nằm ở vị trí nào?
Đó là một dòng sông tự nhiên mà có hay là do người dân đào nên?
Con sông có tên gọi là gì? Tên gọi đó do ai đặt? Cách đặt tên đó gắn liền với quan niệm hay một câu chuyện nào không?
Dòng sông đó bắt nguồn từ đâu? Chảy qua những nơi nào và đổ về đâu?
Chiều dài, bề rộng, chiều sâu của dòng sông khoảng bao nhiêu? (nếu không thể nói số đo chính xác, thì có thể so sánh với những sự vật khác để xác định kích thước)
- Miêu tả chi tiết dòng sông:
Nước sông ở đây có màu gì? (thay đổi như thế nào theo mùa)
Nước sông luôn đầy ắp quanh năm hay có sự nâng lên, giảm xuống tùy vào mùa mưa, mùa khô?
Dưới đáy sông là gì? (lớp bùn non, lớp cát sỏi…)
Thế giới sinh vật dưới sông có gì đặc biệt? (tôm, cua, cá, các loại rong, bèo…)
Hai bên bờ sông có được xây dựng bờ kè, cầu thang, cầu gỗ để tiện lên xuống dòng sông không?
- Hoạt động của con người với dòng sông:
Những người kiếm sống nhờ dòng sông (đánh bắt tôm cá, thả bè nuôi cá trên sông, tàu thuyền chờ đồ trên mặt sông…)
Mọi người giặt giũ, lấy nước… ở hai bên bờ sông
Lũ trẻ con xuống tắm, bơi lội ở khúc sông cạn vào mùa hè nóng bức
Những quán nước, chòi nghỉ chân dựng cạnh bờ sông cho mát mẻ
Các bến tàu thuyền ở các khúc sông tập nập người qua sông…
c. Kết bài
Tình cảm của em dành cho con sông quê hương.
Ý nghĩa của con sông ấy đối với em và đối với quê hương em.
Gợi ý: Dòng sông quê hương ấy đã bồi đắp lên tuổi thơ tuyệt vời của em, và của biết bao đứa trẻ khác ở vùng nông thôn ấy. Nay, dù đã lên thành phố cùng bố mẹ suốt gần năm năm rồi, mà em vẫn còn nhớ mãi hình ảnh con sông đầy ăm ắp ấy; còn nhớ mãi cảm giác ngụp lặn dưới dòng nước mát ấy. Em mong rằng, dù thời gian trôi qua, quê hương em đang từng ngày thay đổi, thì dòng sông quê hương ấy vẫn sẽ mãi hiền hòa và bao dung với người dân nơi đây như thuở nào.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK