Bài làm
- Địa hình là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
+ Phía đông bắc: có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
+ Phía tây nam là sơn nguyên A-rập chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rập. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-gơ và Ơ-phrát bồi đắp.
- Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, một phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.
- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất khu vực là dầu mỏ, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.
Chúc bạn học tốt
Đặc điểm các yếu tố tự nhiên về khu vực Tây Nam Á:
- Nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi.
- Rộng trên 7 triệu km², là khu vực có nhiều núi và cao nguyên.
- Đông Bắc có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hy-ma-lay-a.
- Tây Nam có sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích bán đảo A-rap.
- Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được hai con sông lớn bồi đắp.
- Có khí hậu khô hạn và có nguồn tài nguyên dầu mỏ rất phong phú.
- Là một trong những nơi phát sinh các nền văn minh Cổ đại.
- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK