Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 CHUYỆN EM CHU MINH Dân vùng sông Mã ở Thanh...

CHUYỆN EM CHU MINH Dân vùng sông Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu lòng yêu nước tên là Chu Minh. Vào thời nhà Hán đô hộ

Câu hỏi :

CHUYỆN EM CHU MINH Dân vùng sông Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu lòng yêu nước tên là Chu Minh. Vào thời nhà Hán đô hộ nước ta, tên thái thú quận Cửu Chân tên là Nghê Thức vô cùng tàn ác, khiến người người căm ghét. Một nông dân tên là Chu Đạt đã dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã. Quan quân nhà Hán đã tạc tượng Nghê Thức và lập đền thờ hắn trên bờ sông. Nghe ông nội kể chuyện trên, Chu Minh thấy tự hào vì được mang dòng máu họ Chu. Em hỏi ông: “Tại sao ta không tạc tượng ông Chu Đạt mà lại để người Tàu lập đền thờ tên Nghê Thức tàn ác?”. Ông nội nghẹn ngào: “Dân ta xưa bị nhà Hán xâm lăng, nay đang bị giặc Ngô giày xéo. Người dân mất nước chưa có quyền được sống, đâu có quyền ngợi ca công đức của cha ông? Có chăng đến đời các cháu.”. Một buổi đi cắt cỏ, Chu Minh thấy bọn lính Ngô đến mở cửa đền Nghê Thức vào thắp hương cúng vái. Nhè lúc chúng uống rượu ngủ say, em lẻn vào đền vác pho tượng chạy miết ra bờ sông. Bắt chước cụ Chu Đạt, em dìm tượng Nghê Thức xuống sông cho bõ ghét. Nhưng, loay hoay vật lộn mãi mà tượng Nghê Thức vẫn nổi phềnh phềnh. Bỗng Chu Minh cười: “Ồ, thế mà không nghĩ ra. Được, tao sẽ buộc cổ mày vào hòn đá to xem mày còn vùng vẫy được hay không?”. Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức chìm nghỉm. Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân và trở thành người tùy tùng tin cậy của Bà Triệu. Cậu nghĩa quân nhỏ tuổi ấy có vầng trán cao, chỏm tóc đen, thường mặc áo da chồn, bên hông đeo một bao tên, vai khoác cây cung như anh chàng đi săn. Trong nghĩa quân, ai cũng biết chuyện Chu Minh từng dìm chết Nghê Thức gỗ trên dòng sông Mã. (Theo Nguyễn Đức Hiền) * Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng các tên người trong câu chuyện? A. Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Thanh Hóa. B. Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Nghê Thức. C. Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Nghê Thức. D. Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Thanh Hóa. Câu 2: Chuyện em Chu Minh xảy ra vào thời kì nào? A. Thời nhà Hán đô hộ nước ta. B. Thời giặc Ngô đô hộ nước ta. C. Thời Nghê Thức đô hộ nước ta. D. Thời Bà Triệu chưa khởi nghĩa. Câu 3: Hành động dìm tượng Nghê Thức xuống sông Mã cho thấy phẩm chất gì ở Chu Minh? A. Còn ít tuổi nhưng sớm có tài bơi lội trên sông. B. Còn ít tuổi nhưng sớm căm thù tên Nghê Thức. C. Còn ít tuổi nhưng sớm có ý chí diệt giặc ngoại xâm. D. Còn ít tuổi nhưng sớm có lòng yêu nước, căm thù giặc. Câu 4: Chu Minh gia nhập nghĩa quân của Bà Triệu để làm gì? A. Để tham gia đánh giặc Ngô xâm lược. B. Để làm tùy tùng tin cậy của Bà Triệu. C. Để tiêu diệt tên Nghê Thức tàn ác. D. Để đánh tan quân xâm lược nhà Hán. Câu 5: Các câu trong đoạn cuối bài (“Ít lâu sau, ........trên dòng sông Mã) được liên kết với nhau bằng những cách nào? A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. * Viết câu trả lời vào chỗ chấm Câu 6: Trong câu: “Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân và trở thành người tùy tùng tin cậy của Bà Triệu”, những từ có tác dụng nối là: ............................................................................................................................................... Câu 7: Tìm từ thay thế cho từ “căm ghét” trong câu : “Vào thời nhà Hán đô hộ nước ta, tên thái thú quận Cửu Chân tên là Nghê Thức vô cùng tàn ác, khiến người người căm ghét”. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 8 : Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau Cậu nghĩa quân nhỏ tuổi ấy có vầng trán cao, chỏm tóc đen, thường mặc áo da chồn, bên hông đeo một bao tên, vai khoác cây cung như anh chàng đi săn Câu 9: Hãy nhận xét về nhân vật Chu Minh bằng một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ đã học. ................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 10: Qua nhân vật Chu Minh, em có suy nghĩ gì về truyền thống tốt đẹp của thiếu nhi Việt Nam trong công cuộc chống giặc ngoại xâm? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải 1 :

câu 1c

câu2a

câu3d

câu 4

câu5d

câu 6 và, của

câu7 căm thù , căm giận

 câu 8 Cậu nghĩa quân nhỏ tuổi ấy là chủ ngữ. có vầng trán cao, chỏm tóc đen, thường mặc áo da chồn, bên hông đeo một bao tên, vai khoác cây cung như anh chàng đi săn là vị ngữ

 câu 9chu minh không chỉ rất can đảm mà còn rất yêu nước.

câu 10 thiếu nhi việt nam sẽ trở hành các chủ nhân của tương lai

Thảo luận

-- câu 4 bạn ghi gì vậy

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK