Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở...

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt m

Câu hỏi :

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Lê Ngọc Huyền Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? a. Tác dụng của nước. c. Mùi vị của nước. b. Hình dáng của nước. d. Màu sắc của nước Câu 2: Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? a. Nước có hình chiếc cốc. c. Nước có hình như vật chứa nó. b. Nước có hình cái bát. d. Nước có hình cái chai. Câu 3: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? a. Nước không có hình dáng cố định. c. Nước tồn tại ở thể rắn và thê lỏng và khí b. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó. d. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí. Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? a. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình. b. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác. c. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận. d. Cả ba ý trên. Câu 5: Câu sau có mấy từ láy? “Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi.” a. 2 từ b. 3 từ c. 1 từ d. 4 từ Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. d. Cả ba ý trên Câu 7: Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc.....................à? a. nhỏ xinh b. xinh xinh c. xinh tươi d. xinh xắn Câu 8: Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống. a. Cô chủ b. Cô chủ nhỏ c. Cô chủ nhỏ lúc nào d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi Câu 9: Chuyển câu khiến “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành hai câu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. a)............................................................................................................................ b)............................................................................................................................ Câu 10: Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Tập làm văn: Hãy tả một loài hoa hoặc loài cây ăn quả em yêu thích.

Lời giải 1 :

Đáp án :

Câu 1 : Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

→ Chọn B : Hình dáng của nước.

Câu 2 : Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

→ Chọn C : Nước có hình như vật chứa nó.

Câu 3 : Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

→ Chọn A : Nước không có hình dáng cố định.

Câu 4 : Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

→ Chọn D : Cả ba ý trên.

Câu 5 : Câu sau có mấy từ láy? “Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi.”

→ Chọn C : 1 từ

Từ láy : tí tách

Câu 6 : Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

→ Chọn A : Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Câu 7 : Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc.....................à?

→ Chọn D : Xinh xắn.

Câu 8 : Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.

→ Chọn B : Cô chủ nhỏ.

Câu 9 : Chuyển câu khiến “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành hai câu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác.

a, Các cháu không cãi nhau nữa.

b, Các cháu yên lặng đi.

Câu 10 : Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh.

→ Những giọt sương long lanh như ngọc bích.

2. Tập làm văn: Hãy tả một loài hoa hoặc loài cây ăn quả em yêu thích :

Bài làm :

Vườn nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng có lẽ táo là loại cây ăn quả được em và cả gia đình yêu thích nhất bởi sự ngon ngọt của loại quả này.

Thân cây táo to bằng cái cột nhà, vỏ thân màu nâu sậm, sần sùi. Thân cao bằng mái nhà của nhà em nhưng cành lá lại như ngã rạp xuống mặt đất để tiện cho mọi người có thể dễ dàng hái. Thân cây này cũng thật đặc biệt khi mang trên mình những chiếc gai sắc nhọn nên nếu muốn leo trèo thì sẽ thật khó. Chính vì thế nên muốn hái trái táo nào ở trên cao thì chỉ cần một chiếc móc câu của bố làm ra sẽ dễ dàng hái được những trái táo thơm ngon. Lá cây táo như những chiếc lông nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá có màu xanh thật nhạt. Màu xanh thẫm ấy như kết quả của một quá trình vất vả chống chọi với nắng gió để vươn lên phát triển, như minh chứng cho quãng thời gian khó khăn ấy. Gốc cây táo mang theo một vẻ già nua, trắng mốc nhưng mang theo bao uy lực khi nâng đỡ cả những cành cây cao lớn ở phía trên. Từ gốc cây những nhánh cây đâm lên tua tủa, cành nào cũng chi chít lá. Mùa xuân đến cũng là lúc táo bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên, trên cái nền xanh ngút ngàn ấy, những bông hoa trắng xuất hiện khiến cây trở nên nổi bật hơn hẳn. Những bông hoa trắng tinh khôi như đang gọi mùa xuân đến với bao ước vọng và khát khao. Quả táo tròn nhỏ như cái chén, khi uống trà hay rảnh có thể lấy từ trong tủ lạnh ra để thưởng thức. Táo nhà em có vị chua nhôn nhốt nếu chấm kèm với muối ớt ăn sẽ rất ngon. Vỏ táo màu xanh nhạt nhìn rất bắt mắt và tươi mát. Cây táo nhà em năm nào cũng sai trĩu cành. Mỗi sáng em thường ra vườn đều thấy xuất hiện những chú chim nhỏ trên cành đang hót líu lo, hay bắt sâu bảo vệ cây táo ý Sau mỗi mùa thu hoạch xong cây táo trở nên xơ xác hơn, trông thật tiều tụy. Chính vì thế bố em thường chặt hết cành táo để năm sau cây sẽ ra nhiều quả hơn nữa.

Em rất yêu cây táo nhà mình bởi chính nhờ cây táo gia đình em mới có những trái táo ngon lành để thưởng thức. Em hứa sẽ cùng mẹ chăm sóc cây táo nhiều hơn.

` huecao7`

Xin hay nhất!

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1 : B 

Câu 2 : C

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : A

Câu 7 : D

Câu 8 : B

Câu 9 : 

a, Các cháu yên lặng đi !

b, Các cháu không cãi nhau nữa !

Câu 10 : 

- Hạt sương như hạt ngọc long lanh .

CHO CHỊ 5 SAO VÀ CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NẾU CÂU TRẢ LỜI HỮU ÍCH . 

CHÚC EM HOK TỐT !!!

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK