Nếu như đời sống người dân vùng Bắc Bộ gắn liền với những rặng tre xanh rì thì đời sống của những người dân Nam Bộ đó chính là những cây dừa. Dừa được trồng bạt ngàn ở Nam Bộ, đặc biệt là những tỉnh thành như Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh,... Cây dừa gắn bó sâu sắc với đời sống sinh hoạt và làm ăn của người dân Nam Bộ hiền lành phóng khoáng. Thân dừa thẳng, có đường kính khoảng 10cm, cao tít tắp. Thân dừa chia thành từng đốt, cùng họ với cây tre, cây cau. Tàu dừa lớn, chia thành nhiều tàu nhỏ, quanh năm xanh mát, um tùm. Thứ đặc biệt nhất trên cây dừa đó là những quả dừa, to bằng khoảng quả bưởi. Cây dừa có vô vàn nhiều ứng dụng đối với đời sống người dân. Qủa dừa dùng để lấy nước uống vô cùng ngon bổ dưỡng, sáp dừa để ăn và chế biến thực phẩm. Vỏ quả dừa dùng để làm gáo múc nước. Tàu dừa dùng để làm lợp mái nhà, lợp chuồng trại. Cành dừa chẻ nhỏ ra để đun bếp lò. Dầu ép từ quả dừa để đun nấu hoặc làm mỹ phẩm. Xơ dừa dùng trong chăn nuôi rất phổ biến. Thân cây dừa chẻ đôi dùng để làm máng nước. Ngoài ra, giống dừa sáp có giá trị kinh tế vô cùng cao và là loại dừa vô cùng ngon, đắt và hiếm. Tóm lại, cây dừa là loại cây gần gũi gắn bó bền chặt với đời sống người dân Nam Bộ hiền lành,chất phác.
BÀI LÀM
Dừa có rất nhiều công dụng. Thân dừa thường dùng để bắc ngang con kênh nhỏ, sông rạch làm cầu, làm máng dẫn nước trên đồng ruộng, làm đũa, vá xới cơm. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Lá dừa không chỉ dùng lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê. Lá dừa khô bó lại làm đuốc đi trong đêm tối trời. Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí, vừa thanh nhã, vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc, kết lại với nhau thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mĩ cao. Hoa dừa ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Trái dừa luôn có mặt trong mâm ngũ quả cúng trong ngày Tết cổ truyền.
Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa, là một thứ thức ăn độc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào….rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có, vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa (còn gọi là đu ông dừa) cũng là một thứ ăn ngon. Do ăn đọt dừa nên đu ông dừa béo múp míp, người ta chế biến nó thành những món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố. Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nước giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô còn có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc các mặt hàng thủ công mĩ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK