Đáp án đây nha bạn:
Địa hình
– Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; biểu hiện manh là hiện tượng đất trượt, đá lở.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô; các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
– Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
+ Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng ở các đồng bằng hạ lưu sông.
+ Biểu hiện là ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
=> Quá trình xâm thực-bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.
– Các sinh vật nhiệt đới hình thành nên một số dạng địa hình đặc biệt như đầm lầy – than bùn (U Minh), bãi triều đước – vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô.
Sông ngòi
– Mạng lưới sông ngòi (kênh rạch) dày đặc : Trên toàn lãnh thổ có 2.360 (có 9 hệ thống sông lớn diện tích lưu vực trên 10.000 km2)con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển: cứ 20km gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
Vì nước ta có lượng mưa lớn trung bình từ 1.500 – 2.000mm, lãnh thổ hẹp ngang, các sông bắt nguồn từ vùng đồi núi và phần lớn đổ ra các đồng bằng ven Biển Đông.
– Sông ngòi nhiều nước : Tổng lượng nước 839 tỉ m3/ năm. Trong đó phần sinh ra trong nước là 338 tỉ m3/năm (40,3%), còn phần chảy vèo từ bên ngoài là 501 tỉ m3/ năm (59,7%).
Tuy nhiên phân bố không đều, hệ thống sông Mê Kông chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1%, còn lại là các hệ thống sông khác.
– Sông ngòi nước ta giàu phù sa : Do có lượng dòng chảy lớn, nên sức xâm thực mạnh, khiến cho sông ngòi nước ta giàu phù sa.
Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn, trong đó hệ thống sông Hồng là 120 triệu tấn/năm (60%), hệ thống sông Mê Kông là 70 triệu tấn/năm (35%)…
– Chế độ nước theo mùa: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa.
Mùa lũ tương ứng với mùa mưa (chiếm tới 70 – 80% tổng lượng mưa năm), mùa cạn tương ứng với mùa khô (ít mưa).
Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường. Có năm mưa lớn, lũ lớn gây vỡ đê, ngập lụt nhiều nơi, có năm lại ít mưa, nước sông cạn. Có năm lũ về sớm, có năm lũ muộn…ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của con người.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK