Đáp án:
Dầu thực vật và mỡ động vật đều có những ưu, nhược điểm riêng. Nếu chỉ ăn dầu thực vật, bỏ qua mỡ động vật hoặc ngược lại, đều phi khoa học.
Theo bà Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia), quan niệm của nhiều người hiện nay, nhất là những người sinh sống ở thành thị, cho rằng dầu thực vật tốt hơn và hạn chế được nhiều nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì… hơn mỡ động vật là chưa thật sự chính xác.
Bà Hải lý giải mỡ động vật tốt cho sức khỏe đã được các tài liệu khoa học chứng minh. Trong mỡ động vật có nhiều cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Đặc biệt, các acid béo no trong mỡ động vật nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch, bảo vệ hệ tuần hoàn, dự phòng xuất huyết não.
Mỡ động vật còn tham gia tạo nên màng tế bào thần kinh, tham gia vào một số men chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt là nội tiết tố sinh dục, tuyến thượng thận... nên trẻ đang tuổi lớn và người ở tuổi trung niên cần ăn thịt, cá có thêm một chút mỡ. Nếu chỉ dùng dầu thực vật mà không dùng mỡ động vật thì chức năng này trong cơ thể sẽ bị suy yếu.
Đối với dầu thực vật, bà Hải cho rằng đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa các acid không no, tốt cho tim mạch.
Dầu thực vật và mỡ động vật, mỗi loại đều có ưu, nhược điểm khác nhau, tác dụng của mỗi loại tùy thuộc từng lứa tuổi, từng giai đoạn, từng thể trạng mỗi người. Vì vậy, cần phải kết hợp sử dụng cả dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn của gia đình, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Cụ thể, trẻ nhỏ nên ăn mỡ động vật là chính, tỉ lệ mỡ động vật/dầu thực vật nên là 70/30. Sau 35 tuổi, giai đoạn cơ thể đã trưởng thành tới lúc trung niên, tỉ lệ mỡ động vật/dầu thực vật là 50/50. Trên 60 tuổi thì tỉ lệ này là 30/70.
“Hiện nay, nhiều gia đình chỉ dùng dầu thực vật mà không dùng mỡ động vật là một quyết định sai lầm. Bởi chỉ có người bị rối loạn chuyển hóa chất béo như tăng cholesterol thì mới phải kiêng ăn mỡ động vật. Đặc biệt, trẻ dưới 1 tuổi thì tỉ lệ ăn mỡ động vật so với dầu thực vật là 70%. Một số bà mẹ hiện nay do hiểu sai điều này nên không thêm mỡ động vật vào khẩu phần ăn khiến trẻ dễ còi xương dù trẻ được ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác”, bà Hải chia sẻ.
Dầu thực vật và mỡ động vật chứa năng lượng như nhau. 1 g dầu thực vật hay mỡ động vật đều chứa 9 kcal, như vậy khi một người ăn 1 g dầu thực vật hoặc mỡ động vật thì số năng lượng mà họ nạp vào cơ thể là tương đương nhau. Do đó, quan niệm ăn dầu thực vật để giảm cân là phi khoa học. Một người vẫn có thể mắc béo phì khi không sử dụng mỡ động vật.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân cần sử dụng đồng thời dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn của gia đình. Trong đó, dầu thực vật nên dùng để trộn sa lát hoặc nấu những món ăn không cần nhiệt độ cao. Đối với các món chiên, rán ở nhiệt độ cao nên dùng mỡ động vật.
Riêng với trẻ em, nếu thiếu mỡ động vật (cholesterol) sẽ không tốt cho sức khỏe. Ví dụ, tổng hợp vitamin D3, vitamin A, vitamin E phải có mỡ động vật.
Với những người đang mắc một trong các bệnh như béo phì, mỡ máu bất thường (triglycerid tăng, LDL tăng, HDL giảm), xơ vữa động mạch, thiểu năng động mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường thì không nên ăn mỡ động vật, tốt nhất chỉ dùng dầu thực vật và nhiều rau xanh, hoa, củ, quả... cùng với các loại cá, mỡ cá.
Bên cạnh đó, người dân nên lựa chọn các cách tập luyện, thể dục thể thao thích hợp để bảo vệ sức khoẻ lâu dài.
Riêng với trẻ em, nếu thiếu mỡ động vật (cholesterol) sẽ không tốt cho sức khỏe. Ví dụ, tổng hợp vitamin D3, vitamin A, vitamin E phải có mỡ động vật.
Với những người đang mắc một trong các bệnh như béo phì, mỡ máu bất thường (triglycerid tăng, LDL tăng, HDL giảm), xơ vữa động mạch, thiểu năng động mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường thì không nên ăn mỡ động vật, tốt nhất chỉ dùng dầu thực vật và nhiều rau xanh, hoa, củ, quả... cùng với các loại cá, mỡ cá.
Bên cạnh đó, người dân nên lựa chọn các cách tập luyện, thể dục thể thao thích hợp để bảo vệ sức khoẻ lâu dài
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK