Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu 1: Cho biết khoáng sản than , dầu mỏ...

Câu 1: Cho biết khoáng sản than , dầu mỏ , khí đốt phân bố chính ở đâu trên lãnh thổ nước ta ? Câu 2: Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản hiện nay

Câu hỏi :

Câu 1: Cho biết khoáng sản than , dầu mỏ , khí đốt phân bố chính ở đâu trên lãnh thổ nước ta ? Câu 2: Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản hiện nay của nước ta như thế nào ? Câu 3: Đảo Phú Quốc , quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc tỉnh thành phố nào nước ta ? Câu 4: Chủ quyền lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào ? Câu 5: Trình bày lãnh thổ nước ta về mặt tự nhiên ? Câu 6: Tại sao phải bảo vệ tài nguyên khoáng sản Việt Nam ? Câu 7: Những khó khăn thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN bản thân em phải làm gì để khắc phục khó khăn đó trong tương lai ? Câu 8: Đánh giá vai trò của biển đối với kinh tế đời sống nhân dân ta ? Câu 9: Các điểm Cực Bắc , Cực Nam , Cực Tây , Cực Đông thuộc bộ phận các tỉnh nào ? Câu 10: Chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng ? Câu 11: Biển đem lại thuận lợi và những khó khăn gì với nhân dân ta ?

Lời giải 1 :

𝓵𝓮𝓽𝓱𝓾𝔂𝓽𝓲𝓮𝓷𝓼𝓾𝓷𝔂3

Câu 1:

- Than: tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh, ngoài ra ở Cà Mau, Quảng Nam.

- Dầu khí: ở thềm lục địa phía Nam.

- Apatit: Lào Cai.

- Sắt: Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh (Thạch Khê).

- Crôm: Thanh Hóa.

- Đồng: Sơn La, Lào Cai.

- Thiếc: Nghệ An, Tuyên Quang, Cao Bằng.

- Bô xit: các tỉnh Tây Nguyên (Đăc Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắc Nông..)

Câu 2:

- Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này. - Hiện nay, một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng lãng phí. -Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu,... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

Câu 3:

- Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang

- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa

- Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng

Câu 4;

Trên phương diện địa lý và pháp lý thì lãnh thổ quốc gia gồm bốn bộ phận cấu thành là: Vùng đất, vùng trời, vùng nước và lòng đất. Tại Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã quy định rất rõ lãnh thổ Việt Nam gồm có đất liền, hải đào, vùng biển và vùng trời.

Câu 5: 

Vị trí và giới hạn lãnh thổ- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2. - Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. - Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). - Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

Câu 6:

-tài nguyên thiên nhiên ko phải là vô tận,để hinh thanh phải mất hàng triệu năm,nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó.
-khóang sản có vai trò rất lớn trong các nganh ,khai thác,chế biến,công nghiệp năng lượng ,cn xây dựng đóng góp phần ko nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đây các ngành công nghiệp khác phat triển.
-sử dụng hơp li tn ks đảm bảo sự tồn tai lâu dài,bên vững ,
-giảm thiểu tình trạng khai thác bừa bãi,gây ô nhiễm môi trường,ô nhiểm nguồn nước,ko khí,....
=> bảo vệ tài nguyên tn là bảo vệ cho sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước,ko chỉ cho ngày hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau

CÂu 8:

Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.

Câu 9:

  • Điểm Cực Bắc - Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang. Điểm được check-in nhiều nhất với du khách khi khám phá Cực Bắc Tổ quốc chính là cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. ...
  • Điểm Cực Tây - A Pa Chải, Điện Biên. ...
  • Điểm Cực Đông - Mũi Đôi, Khánh Hòa. ...
  • Điểm Cực Nam - Mũi Cà Mau, Cà MauCâu 10:
  • – Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

    – Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm)

    Câu 11:
  • * Thuận lợi:

    - Biển Đông mang lại cho nước ta nguồn ẩm dồi dào và lượng mưa lớn, đồng thời các khối khí qua biển làm giảm bớt tính chất khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết oi bức của mùa hạ, thuận lợi cho hoạt động sống và phát triển kinh tế của người dân.

    - Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

    + Khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất) với 8 bề trầm tích; ngoài ra có titan, cát thủy tinh, muối.

    + Hải sản: sinh vật vùng biển nhiệt đới đa dạng, năng suất sinh học cao với trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm,vài chục loài mực, các rạn san hô...Nhiều loài quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao: bào ngư, ngọc trai, cá thu, tôm hùm... thuận lợi cho khai thác hải sản biển. Vùng biển có diện tích mặt nước lớn, các cửa sông, đầm phá cung cấp diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

    + Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có nhiều hòn đảo...thuận lợi để phát triển du lịch biển.

    + Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu => điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.

    * Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...

    🆇🅸🅽 🅷🅰🆈 🅽🅷ấ🆃 🅰🅺
    𝖈𝖍ú𝖈 𝖇ạ𝖓 𝖍ọ𝖈 𝖙ố𝖙

Thảo luận

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK