Vị trí của khu vực Đông Nam Á:
`-` Nằm ở phía Đông Nam của Châu Á.
`-` Gồm:
`+` Bán đảo: Trung Ấn.
`+` Hải đảo: Quần đảo Ma-lai
`-` Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Á và Châu Đại Dương có vị trí rất rất quan trọng.
`-` Vị trí địa lí ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu , cảnh quan khu vực.
Đặc điểm tự nhiên:
`-` Địa hình:
`+` Phần đất liền:
- Chủ yếu diện tích là núi và cao nguyên
+ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính là TB `->` ĐN, B`->`N
+ Xen giữa là các cao nguyên thấp, địa hình bị chia cắt mạnh.
- Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển hoặc cửa sông.
`+` Phần hải đảo:
- Nằm trong vùng vỏ Trái Đất không ổn định. Thường xuyên xảy ra động đất , núi lửa.
- Có cả núi và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
`-` Khoáng sản:
`+` Phần đất liền:
- Có nhiều tài nguyên quan trọng: sắt, đồng, dầu mỏ, khí đốt.
`+` Phần hải đảo:
- Có nhiều khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt, than.
`-` Khí hậu:
`+` Phần đất liền:
- Nhiệt đới gió mùa: Chi 2 mùa rõ rệt.
- Xích đạo: nóng ẩm mưa nhiều.
`+` Phần hải đảo:
- Chủ yếu khí hậu xích đạo.
- Thường có bão nhiệt đới tàn phá.
`-` Sông ngòi:
`+` Phần đất liền:
- Có nhiều sông lớn: S.Mê-kông, S.Hồng, S.Xa-lu-en, S.Mê-nam.
- Chế độ nước chảy theo mùa.
`+` Phần hải đảo:
- Sông nhỏ , ngắn.- Chế độ nước chảy điều hòa.
`-` Cảnh quan:
`+` Phần đất liền:
- Chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới.
- Sâu trong nội địa có rừng thưa và xa van, cây bụi.
`+` Phần hải đảo:
- Chủ yếu là rừng rậm thường xanh quanh năm.
Dân cư xã hội:
`-` Đặc điểm dân cư:
`+` Năm 2002 ĐNA có 536 triệu dân
`=>` Là khu vực đông dân.
`+` Có 11 quốc gia với nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it.
`+` Có dân số trẻ.
`+` Đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo:
`+` Sự phân bố không đồng đều.
`-` Đặc điểm xã hội:Tham khảo:
`+` Nét tương đồng:
- Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trong phong tục tập quán sinh hoạt.và sản xuất.
- Trong quan hệ hợp tác toàn diện.
`+` Nét khác biệt:
- Mỗi dân tộc có thể chế chính trị khác nhau.
- Có những nét văn hóa đặc sắc riêng của từng dân tộc.
- Tín ngưỡng khác nhau.
`+` Thuận lợi:
- Dân cư đông: Có nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Đa dạng về văn hóa: Hợp tác phát triển du lịch
- Có những nét tương đồng dễ hòa hợp trong sự hợp tác toàn diện
`+` Khó khăn:
- Sự khác biệt về ngôn ngữ: khó khăn trong giao tiếp.
- Có sự phát triển chênh lệch về kinh tế.
Kinh tế:
`-` Nền kinh tế của các nước Đông Nam á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc:
`+` Trong thời gian qua ĐNÁ đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, điển như: Xin`-`ga`-`po, Ma`-`lai`-`xi`-`a,...
`+` Kinh tế khu vực phát triển chưa vững chắc dễ bị tác động từ bên ngoài.`+`Môi trường chưa chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế.`-`Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi:
`+` Sự chuyển đổi cơ cấu kimh tế của các quốc gia có sự thay đổi rõ rệt phản ảnh quá trình công nghiệp hoá các nước, phần đóng góp của nông nghiệp vào GDP giảm, của công nghiệp và dịch vụ tăng.
`+` Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng và ven biển.
ASEAN ( Association of Southeast Asian Nation )
`*` Hiệp hội các nước ĐNA:
`−` Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 gồm năm nước là THÁI LAN, MA - LAI - XI - A, XIN - GA - PO, IN - ĐÔ - NÊ - XI - A, PHI - LIP - PIN.
`-` Mục tiêu của hiệp hội thay đổi theo thời gian: Đến 1999 hiệp hội có 10 thành viên hợp tác cùng phát triển, xây dựng một cộng đồng hoà hợp ổn định ,nguyên tắc tự nguyện tôn trọng chủ quyền.
`-` Nguyên tắc: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.
`−` Từ khi thành lập đến nay Hiệp hội đã có 5 lần kết nạp thêm thành viên mới là:
`+` Năm 1967: ( THÁI LAN, MA - LAI - XI - A, XIN - GA - PO, IN - ĐÔ - NÊ - XI - A, PHI - LIP - PIN ).
`+` Năm 1984 ( BRU - NÂY ).
`+` Năm 1995 ( VIỆT NAM ).
`+` Năm 1997 ( LÀO, MI - AN - MA ).
`+` Năm 1999 ( CAM - PU - CHIA ).
`−` Nước ĐÔNG TI - MO là nước duy nhất ở Đông Nam Á chưa tham gia.
`*` Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội.
`-` Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện về xã hội, văn hoá thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế.
`-` Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế- văn hóa- xã hội mỗi nước.
`-` Sự nỗ lực phát triển của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác đã tạo môi trường ổn định để phát triển.
Vị TRÍ – GIỚI HẠN - HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
Vị trí và giới hạn lãnh thổ VN:
Phần đất liền:
- Các điểm cực:
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Điểm cực}&\text{Địa danh hành chính}&\text{Vĩ độ}&\text{Kinh độ}\\\hline \text{Bắc}&\text{xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang }&\text{$23^{0}$$23^{'}B$ }&\text{$105^{0}$$20^{'}Đ$}\\\hline \text{Nam}&\text{xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau}&\text{$8^{0}$$34^{'}B$}&\text{$104^{0}$$40^{'}Đ$}\\\hline \text{Tây}&\text{ xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên }&\text{$22^{0}$$22^{'}B$}&\text{$102^{0}$$09^{'}Đ$}\\\hline \text{Đông}&\text{ xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà }&\text{$12^{0}$$40^{'}B$}&\text{$102^{0}$$24^{'}Đ$}\\\hline\end{array}
- Diện tích: đất liền `331.212`$km^2$
Phần biển:
`-` Diện tích : Khoảng `1` triệu $km^2$
`-` Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ và `2` quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.
Vùng trời:
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
Đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên:
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến ở nửa cầu Bắc.
- Nằm gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Là cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật
ý nghĩa
- Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão,lũ, lụt, hạn…).
- Nằm gần trung tâm Đông Nam á, nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc điểm lãnh thổ:
Phần đất liền
- Kéo dài theo chiều B - N 1650km tương đương $15^0$ vĩ tuyến.
- Bề ngang hẹp ( tỉnh Quảng Bình hẹp nhât 50 km)
- Có đường bờ biển cong hình chữ S dài 3260km
- Biên giới trên đất liền :4600km
- Vị trí, hình dạng kích thước có ảnh hưởng lớn đến hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên.
Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam
- Biển nước ta mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có nhiều đảo, quần đảo.
- Có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.
Vùng biển nước ta:
Đặc điểm chung của vùng biển VN
Diện tích giới hạn:
- Biển VN có diện tích khoảng 1 triệu $km^2$
- Là 1 bộ phận của Biển Đông
* Biển Đông:
- Là biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của ĐNA.
- Diện tích biển Đông : 3.447.000$km^2$
-Nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc.
Đặc điểm khí hậu, hải văn của biển:
- Là vùng biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
- Chế độ hải văn (Nhiệt độ, gió, mưa, hướng chảy các dòng biển) thay đổi theo mùa.
- Thủy triều khá phức tạp, và độc đáo, chủ yếu là chế độ nhật triều.
- Độ mặn TB : 30 `->` $\text{33%}_{0}$ .
Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển VN:
Tài nguyên biển:
- Vùng biển VN rất giàu và đẹp. Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng:
+ TN thủy sản: Giàu tôm, cá và các hải sản quý khác.
+ TN khoáng sản: Dầu khí, khí đốt, muối, cát,...
+ TN du lịch: Các danh lam, thắng cảnh đẹp.
+ Bờ biển dài, vùng biển rộng có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng
-Thuận lợi và khó khăn:
+TL: Nguồn lợi từ biển có giá trị to lớn về nhiều mặt: Kinh tế, quốc phòng, nghiên cứu khoa học…
+Khó khăn: Thiên tai thường xãy ra như mưa, bão, sóng lớn, triều cường.
Môi trường biển:
- Môi trường biển VN còn khá trong lành.
- Nguy cơ 1 số nơi bị ô nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp dầu khí… => Nguồn lợi thủy suy giảm
Bảo vệ tài nguyên môi trường biển
- Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Đặc điểm tài nguyên khoáng sản:
VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản:
- Qua khảo sát thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng, gần 60 loại khoáng sản khác nhau, nhiều loại đã và đang được khai thác.
- Phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.
- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: Than,dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit…
Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta:
Các giai đoạn: Hình
`=>` Mỗi giai đoạn kiến tạo hình thành nên các hệ khoáng sản đặc trưng: (bảng 26,1 sgk/99).
Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản:
Thực trạng:
- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
- Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
- Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
Biện pháp bảo vệ:
- Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
- Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.
$\textit{Huy}$
$\text{Bạn tham khảo!}$
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK