Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Viết một đoạn văn nói về Cảm nhận của em...

Viết một đoạn văn nói về Cảm nhận của em về tâm hồn nguyễn khuyến qua bài thơ câu cá mùa thu câu hỏi 1120900 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết một đoạn văn nói về Cảm nhận của em về tâm hồn nguyễn khuyến qua bài thơ câu cá mùa thu

Lời giải 1 :

Câu cá mùa thu là tác phẩm thơ đặc sắc trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Nó ghi dấu ấn còn bởi lẽ đã giúp bạn đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân. Đó phải là một hồn thơ vô cùng tinh tế, vô cùng sâu sắc trước những chuyển biến của thiên nhiên, đất trời và có một lòng yêu tha thiết với vùng quê thanh bình. Cảnh thu đi vào thơ ông đơn sơ mộc mạc với ao nhỏ, cần câu...chứ không phải mùa thu nhuốm sắc Đừogn thi như rất nhiều nhà thơ khác. Thi nhân tận hưởng cái tĩnh lặng của một ngày thu đẹp với hoạt động câu cá đòi hỏi sự tập trung cao độ là rất đỗi thi vị. Tác giả còn nhạy cảm trước mọi biến chuyển của cảnh vật. Từ cành lá khẽ đưa vèo kia hay cái lăn tăn gợn nhẹ của sóng nước phải chăng như những biến động của cuộc đời ông. Hiện thực đất nước rơi vào tay giặc  khiến tác giả không khỏi bàng hoàng xót xa. Những nỗi đau đời cứ thế mà ẩn hiện trong từng hình ảnh ta tưởng như là thiên nhiên ngày thu thuần túy. Ta tự hỏi cái cô đơn, vắng vẻ của ngõ trúc hay cũng chính là cảnh nước nhà suy tàn mà chằng có người tài phò tá. Là một người từ bỏ chốn quna trường thị phi, phải chăng thi nhân đang đau đáu nỗi đau khôn cùng? Cõi lòng tác giả chìm trong  dòng suy tư trong khí thu yên ắng, tịch mịch. Câu cá có lẽ chỉ là cái cớ để thi nhân suy tư. Bởi thế nên dfuchỉ một tiếng cá đớp động cũng đủ làm ông thảng thốt. Thi sĩ yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên nhưng cảnh thu man mác ấy chính là nơi gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước thầm kín trong nhà thơ. 






   

Thảo luận

Lời giải 2 :

Nguyễn Khuyến là nhà thơ làng cảnh Việt Nam, khung cảnh làng quê Việt Nam mộc mạc mà gần gũi thân tình đã trở thành nguồn thi hứng bất tận cho cảm hứng sáng tác của người thi nhân. Nguyễn Khuyến viết về thiên nhiên bằng tấm lòng yêu thương, gắn bó sâu sắc cùng ngòi bút ấm áp giản dị đan xen cùng những tâm sự, quan niệm đã làm nổi bật lên cái “thần”, cái nét rất đặc trưng cho thơ Nguyễn Khuyến. Một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Khuyến có thể kể đến là “Câu cá mùa thu”.

Bài thơ “Câu cá mùa thu” không chỉ phác họa đầy sinh động bức tranh mùa thu ở một vùng quê Bắc Bộ mà qua bức tranh đó nhà thơ còn gửi gắm những tâm sự thầm kín, những tình cảm riêng tư.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Cảnh thu trong “câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyễn thật đặc biệt, thi cảnh vừa trong vừa tình. Cảnh thu đẹp đẽ nhưng cũng thật tĩnh lặng và đượm buồn với những hình ảnh vừa quen vừa lạ “ao thu”, “thuyền câu”. Quen vì đó đều là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với mỗi vùng quê Việt Nam, lạ bởi cảm xúc bâng khuâng, xuyến xao mà khung cảnh mùa thu ấy mang đến trong cảm nhận của người đọc.

Khung cảnh mùa thu dường như trở nên rộng lớn, tĩnh lặng và đơn độc hơn trước cách miêu tả “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.  Trong hai câu thực,  nhà thơ Nguyễn Khuyến đã tập trung khắc họa những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu, đó là hình ảnh lá vàng, sóng biếc, là những cơn gió thu nhẹ nhưng vô tình. Bức tranh mùa thu không còn tĩnh lặng tuyệt đối mà đã có những vận động cụ thể, thế nhưng nhịp vận động ấy lại gợi ra nỗi buồn của sự đơn độc, chia phôi:

“Sóng biếc theo làn hơi gợi tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Không gian trong Câu cá mùa thu là không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng cả những âm thanh thường nhật của cuộc sống:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Không chỉ hướng đến miêu tả không gian, cảnh sắc mùa thu, đến hai câu thơ cuối Nguyễn Khuyến đã trực tiếp bộc lộ những tâm sự thông qua việc miêu tả chân dung con người trong không gian mùa thu ấy:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

“Cá đâu đớp động” ở đâu không phải hư từ phủ định mà là một đại từ phiếm chỉ. Sự xuất hiện của âm thanh duy nhất trong bài thơ không xua đi được cái tĩnh lặng, tịch mịch của thu cảnh mà dường như càng gợi ấn tượng sâu sắc hơn về sự yên ắng, tĩnh mịch ấy. Cái tĩnh được làm bật lên bởi một từ “động” rất nhỏ, rất khẽ thôi. Lấy động nói tĩnh là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ cổ điển được Nguyễn Khuyến sử dụng rất hiệu quả trong bài thơ này.

Bài thơ “Câu cá mùa thu” không chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện câu cá của nhà thơ, mượn hành động câu cá, nhà thơ đã thể hiện những cảm nhận rất đỗi tinh tế về những khoảnh khắc buồn nhưng quý giá của ngày thu. Cảnh thơ buồn tẻ, tĩnh lặng hay đó cũng chính là cái tĩnh lặng trong tâm hồn của nhà thơ.Sự tĩnh lặng, nỗi lòng  trong tâm hồn nhà thơ được khắc họa rõ nét thông qua tiếng động của cá đớp mồi dưới chân bèo. Cái động  nhỏ đến từ ngoại cảnh lại tô nét cho tâm cảnh tĩnh lặng đến tuyệt đối. Dự tĩnh lặng ấy mang đến cho độc giả cảm nhận về nỗi cô quạnh, u uẩn nhiều tâm sự trong lòng nhà thơ.

Thông qua bài thơ Câu cá mùa thu, ta thấy được hân dung đẹp đẽ trong tâm hồn của Nguyễn Khuyến, nhà thơ không chỉ có tấm lòng yêu thương cuộc sống, tinh tế trong rung động và phát hiện cái đẹp mà còn là con người có lối sống thanh sạch và luôn trăn trở về trách nhiệm của ông cho cuộc đời.

Chúc bạn học tốt

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK