Trang chủ Địa Lý Lớp 8 dựa vào atlat địa lí việt nam trang 9 phân...

dựa vào atlat địa lí việt nam trang 9 phân tích biểu đồ thể hiện nhiệt độ của trạm khí tượng hà nội,đà năng và tp hồ chí minh.rút ra nhận xét và giải thích sự

Câu hỏi :

dựa vào atlat địa lí việt nam trang 9 phân tích biểu đồ thể hiện nhiệt độ của trạm khí tượng hà nội,đà năng và tp hồ chí minh.rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt từ bắc vào nam của nc ta

Lời giải 1 :

- Nhận xét: 

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7 và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).

 + Nhiệt độ trung bình tháng 1: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 16,0C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)

 + Nhiệt độ trung bình tháng 7: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,40; Đà Nẵng: 29,10C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270 (Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

- Giải thích:

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

 + Tháng 1, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm

 + Tháng 7, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng 7 thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng 4: 28,90C).

@Satoshi.

#hoidap247.

Thảo luận

-- https://hoidap247.com/cau-hoi/4047176 lm hộ mk vs ạ
-- ok
-- xin hay nhất

Lời giải 2 :

* Đặc điểm chế độ nhiệt:

- Cả 2 trạm khí hậu đều có nhiệt độ trung bình năm cao trên 230C, do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc, trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của 2 trạm đều cao và rơi vào tháng VII, nhiệt độ trung bình thấp nhất của 2 trạm đều là tháng I. Do trùng với chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

* Đặc điểm chế độ mưa.

- Cả 2 trạm đều có lượng mưa trung bình năm lớn, do tác động của gió mùa cùng với các yếu tố gây mưa khác như dãi hội tụ nhiệt đới, bão...

- Cả 2 trạm đề có chế độ mưa phân theo mùa rõ rệt do chịu ảnh hưởng của haofn lưu gió mùa.

c. Khác nhau.

* Về vùng khí hậu và miền khí hậu.

- Hà Nội thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, với đặc điểm khí hậu là có một mùa đông lạnh, lượng mưa tương đối ít, nửa cuối mùa đông rét, mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều.

- Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ, đặc điểm khí hậu là mùa đông ấm mưa nhiều và mùa hạ nóng mưa ít.

* Về chế độ nhiệt:

- Nhìn chung nền nhiệt của Đà Nẵng cao hơn nền nhiệt của Hà Nội.

+ Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội khoảng trên 230C, Đà Nẵng khoảng 290C.

+ Nhiệt độ trung bình năm tháng thấp nhất của Hà Nội khoảng trên 170C, Đà Nẵng khoảng 210C.

+ Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ dưới 200C, Đà Nẵng không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.

=> Nguyên nhân: Do Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn Đà Nẵng ở gần xích đạo hơn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc suy yếu nên nhiệt độ cao hơn.

- Biên độ nhiệt trong năm của Hà Nội cao hơn so với Đà Nẵng (biên độ nhiệt của Hà Nội khoảng 120C và của Đà Nẵng khoảng 70C).

=> Nguyên nhân: Do càng đi vào Nam thì chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cũng như ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ngày càng giảm.

* Về chế độ mưa.

- Tổng lượng mưa trung bình năm của Đà Nẵng cao hơn của Hà Nội: Hà Nội có lượng mưa trung bình năm trên 1.600mm, Đà Nẵng có lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm.

=> Nguyên nhân: Do Đà Nẵng nằm gần biển đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố gây mưa như gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, bão...

- Mùa mưa: Hà Nội có chế độ mưa hạ - thu (từ tháng V đến tháng X), Đà Nẵng có chế độ mưa thu - đông (từ tháng IX  đến tháng XII).

- Lượng mưa: Lượng mưa tháng lớn nhất của Đà Nẵng cao hơn rất nhiều so với Hà Nội. Hà Nội có lượng mưa cao nhất vào tháng VIII với khoảng 320mm, Đà Nẵng có lượng mưa cao nhất vào tháng X với khaongr 630mm.

- Mùa khô: Hà nộ có mùa khô ngắn hơn và trùng với mùa đông - xuân (từ tháng XI đến tháng IV), Đà Nẵng có mùa khô kéo dài tới 8 tháng (từ tháng I đến tháng VIII).

=> Giải thích: 

- Trong mùa hạ - thu, hà Nội có mưa là do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam và dải hội tụ nhiệt đới, còn Đà Nẵng mưa ít vào mùa hạ do vị trí khuất gió mùa Tây Nam.

- về mùa đông, Hà nội chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh mẽ với tính chất lạnh và khô nên có lượng mưa nhỏ. Trong mùa Thu - Đông, Đà Nẵng chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thổi qua biển, cùng với sự ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, bão... nên có lượng mưa lớn.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK