Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Có học sinh chép lại khổ thơ đầu bài thơ...

Có học sinh chép lại khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh như sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Tỏa vào trong gió se Sương bồng bềnh qua ngõ Hình như thu

Câu hỏi :

Có học sinh chép lại khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh như sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Tỏa vào trong gió se Sương bồng bềnh qua ngõ Hình như thu đã về…” Câu 1:Trong khổ thơ mà bạn học sinh vừa chép, có những từ nào bị chép sai? Em hãy sửa lại cho đúng và giải thích việc chép sai như thế ảnh hưởng đến ý thơ như thế nào?

Lời giải 1 :

Câu `1.`

`-` Những chỗ bị sai: "tỏa" , "bồng bềnh"

`-` Sửa lại:

`+` tỏa `->` phả

`+` bồng bềnh `->` chùng chình

`=>` Chép lại đúng khổ thơ đầu:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về…”

`-` Việc chép sai như vậy ảnh hưởng đến nội dung của khổ thơ và mất đi cái cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh

`+`  Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại.

`->`  Tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu.

`-` Nếu thay từ "chùng chình" bằng "bồng bềnh" thì nghĩa của câu thơ sẽ bị thay đổi: Từ chùng chình gợi tả làn sương giăng mắc trước ngõ như mang theo tâm trạng của con người: Làn sương như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa từ hạ sang thu

`->` Từ "chùng chình" gợi tả sự cố ý chậm lại

Thảo luận

-- mình cảm ơn ạ
-- kcj

Lời giải 2 :

Câu 1:

_Trong khổ thơ mà bạn học sinh vừa chép, có những từ  : tỏa , bồng bềnh

_Sửa lại : phả , chùng chình

_ Việc chép sai như thế làm mất đi dụng ý nghệ thuật của tác giả

+Phả : hương thơm đậm đặc , sánh quện , luồn vào trong gió

+Chùng chình : gợi chuyển động nhẹ nhàng của làn sương thu cố ý in lại , quấn quýt bên ngõ xóm , đường làng

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK