@Mon
Câu 1:
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già kính yêu của Tổ quốc. Bác là người có vốn tri thức sâu rộng, là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự vươn lê. Trên con đường tìm đường ra đi cứu nước, Bác đã gặp rất nhiều khó khăn, cực nhọc nhưng người quan niệm: muốn tìm đường cứu nước thì phải hiểu được đất nước mình đến. Vì thế người quyết tâm ngoại ngữ. Người luôn giữ cốt cách văn hóa của dân tộc song đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoa của nhân loại. Tài hoa là vậy nhưng điều kì lạ là cái gốc văn hóa dân tộc ko có gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Bác là tấm gương để mọi thế hệ người dân Việt Nam đời đời nhớ ơn và noi theo học tập.
Câu 2:
- Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời Cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Chúc bạn học tốt!
Câu 1 :
Bác đi nhiều nơi , làm nhiều nghề , tiếp xúc với nhiều nền văn hóa vậy nên Bác có một vốn tri thức rất sâu rộng . Nhưng thử hỏi, có đi , có tiếp xúc mà không có phương pháp đúng liệu có cho ra thành quả như mong đợi ? Để có thể đọc và viết thạo hơn 10 thứ tiếng thì Bác đã áp dụng một cách tiếp thu rất hiệu quả , rất văn minh . Bác luôn luôn trong tư thế là một người học trò , luôn luôn học hỏi nhưng cách học của Bác là phải biết chọn lọc , chắt lọc lấy những cái hay cái đẹp rồi phê phán cái xấu , điều tiêu cực . Phải là người có năng lực mới làm được điều đó. Bởi lẽ , không phải ai cũng có khả năng phân biệt cái xấu với cái đẹp , vậy mà ở đây Bác không chỉ phân biệt được mà còn thể hiện quan điểm đúng đắn của mình với cái xấu cái đẹp ấy . Quả là " siêu phàm " ! Không những vậy , Bác còn tìm hiểu các nền văn hóa đến một mức uyên thâm , không có chỉ học mà còn học sâu . Đây thể hiện sự tôn trọng các nền văn hóa các nước cũng như là một cách làm giàu văn hóa dân tộc. Cách tiếp thu trên là điều mà mỗi học sinh cần phải học hỏi ở Bác . Nói chung , cách tiếp thu của Bác là rất chuẩn , rất văn minh .
Câu 2 :
+Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.
+Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
(Theo chân Bác)
+Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người toả sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.
(Sáng tháng năm)
+
Hành trang Bác chẳng có gì
Một đôi dép mỏng đã lì chông gai
Cho con núi rộng sông dài
Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.
Riêng Hải Như thì tâm tình:
Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ
Người quên Người dành hết thảy cho ta
(Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)
+
Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý
Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười
Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác
Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.
(Bác)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK