Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Soạn cho mình bài: Bánh chưng, bánh giầy và và...

Soạn cho mình bài: Bánh chưng, bánh giầy và và Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt nha Xin cảm ơn câu hỏi 1099552 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Soạn cho mình bài: Bánh chưng, bánh giầy và và Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt nha Xin cảm ơn

Lời giải 1 :

1,Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

I. Từ là gì?

Câu 1 (SGK - 13)

Câu 2 (SGK - 13)

Phân biệt từ và tiếng.

Từ

- Dùng để tạo câu

- Có nghĩa.

- Có một tiếng (ví dụ: từ đơn) và có nhiều tiếng (từ phức)

Tiếng

- Là đơn vị cấu tạo nên từ.

- Khi viết:

+ Tiếng được viết thành một chữ

- Khi nói:

+ Một tiếng được phát ra thành 1 âm thanh.

Kết luận:

- Tiếng dùng để tạo từ → Từ dùng để tạo câu → câu tạo thành văn bản.

- Một tiếng được coi là từ khi tiếng đó được dùng để cấu tạo câu.

II.Từ đơn và từ phức.

Câu 1 (SGK - 13)

Kiểu cấu tạo

Kết luận.

Từ đơn        Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm        - Có một tiếng (âm tiết)

                                                                                                                    - Có nghĩa

Từ phức       Từ ghép.    Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy                        -Có từ 2 tiếng trở lên.

                    Từ láy         Trồng trọt

Câu 2 (SGK - 14)

- Sự giống nhau và khác nhau giữa từ ghép và từ láy

Giống nhauKhác nhauTừ ghépĐều là từ phức có từ 2 âm tiết trở lênĐược tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau → có quan hệ về nghĩa.Từ láyĐược tạo ra từ các tiếng có sự giống nhau về âm đầu, vần (hòa phối âm thanh) → Có quan hệ với nhau về âmIII. Luyên tập.

Câu 1 (SGK - 14)

a. Nguồn gốc, con cháu là từ phức, thuộc kiểu từ ghép

b. Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: Tổ tiên, gốc gác, huyết thống, gốc rễ.

c. anh em, chú thím, cậu mợ, cô dì, chú bác.

Câu 2 (SGK - 14)

Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:

- Theo giới tính (nam, nữ) : ông bà, bố mẹ, anh chị, cô cậu, chú thím.

- Theo quan hệ thứ bậc (trên, dưới) : cha anh, cha con, chị em, con cháu, cháu chắt, bác cháu, ông cháu, chú cháu..

- Theo quan hệ (nội ngoại) : cô cậu, chú thím, cậu mợ…

Câu 3 (SGK - 14)

Những đặc điểm khác nhau để phân biệt các thứ bánh:

Nêu cách chế biến(Bánh) rán, nướng, trộn, nhúng, hấpNếu tính chất của bánh(Bánh) dẻo, mềm, xốp, phồngNêu chất liệu của bánh(Bánh) gấc, tẻ,nếp, khoai, đa, tômNêu hình dáng của bánh(Bánh) sừng trâu, trứng ngỗng, gối, cuốn.

Câu 4 (SGK - 14)

- Từ thút thít là từ láy miêu tả tiếng khóc.

- Các từ láy miêu tả tiếng khóc: sụt sùi, nức nở, thảm thiết,sụt sịt, rưng rức.

Câu 5 (SGK - 14)

a. Tả tiếng cười: ha ha, tủm tỉm, khúc khích, sặc sụa, toe toét…

b. Tả tiếng nói: Lí nhí, khe khẽ, oang oang, lau bàu,..

c. Tả dáng điệu: Lom khom, lả lướt, thướt tha, lừ đừ, ngật ngưỡng…

2, Bánh chưng, bánh giầy

1, Bố cục

- Gồm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu → chứng giám (Quyết định truyền ngôi của nhà vua)

+ Phần 2: Tiếp → hình tròn (các lang tranh tài và sự ra đời của bánh chưng bánh giầy)

+ Phần 3: Còn lại (ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy)

2, Tóm tắt

 Vua Hùng thứ 6 muốn tìm người xứng đáng để truyền ngôi bèn ra một câu đố để thử thách các lang trong lễ Tiên Vương. Các lang tranh tài nhưng không biết ý vua như thế nào để làm vừa lòng. Lang Liêu nhờ có thần mách bảo nên đã làm bánh chưng bánh giầy trong Lễ Tiên Vương và được vua truyền ngôi cho. Kể từ đó, bánh chưng bánh giầy trở thành thứ bánh không thể thiếu trong dịp tết Nguyên Đán.

Câu 1 (SGK - 12)

- Hoàn cảnh , ý định, hình thức chọn người nối ngôi.

     + Hoàn cảnh: Đất nước thái bình, vua già muốn truyền ngôi.

     + Ý định: Người nối được chí, không nhất thiết là con trưởng.

     + Hình thức chọn: Một câu đố nhân dịp lễ Tiên Vương → cách thử tài độc đáo.

Câu 2 (SGK - 12):

- Nguyên nhân Lang Liêu được thần giúp đỡ.

     + Lang Liêu thiệt thòi nhất : mẹ bị vua cha ghẻ lạnh → ốm rồi chết.

     + Từ nhỏ đã sống cuộc sống dân thường mặc dù là con vua.

     + Là người hiểu được ý thần, biết sáng tạo: Lấy gạo làm bánh.

Câu 3 (SGK - 12):

- Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời đất vì:

     + Thể hiện được ý tưởng sâu xa: Gợi hình trời, hình đất ⇒ bao hàm phong vị cỏ cây và tinh thần đùm bọc

     + Thể hiện được sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người tạo ra.

- Vua chọn Lang Liêu nối ngôi vì: Lang Liêu là người vừa có đức vừa có tài vừa có lòng hiếu thảo.

Câu 4 (SGK - 12):

Bánh chưng bánh giầy là truyền thuyết giải thích về phong tục làm bánh chưng bánh giầy trong dịp tết nguyên đán từ đó:

     + Đề cao lòng tôn kính đối với trời đất và sự biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên.

     + Ca ngợi khả năng sáng tạo ý thức tìm tòi, xây dựng văn hóa đậm đà phong vị của dân tộc.

3, Luyện tập

Bài 1 (SGK - 12):

- Phong tục làm bánh chưng bánh giầy trong dịp tến Nguyên Đán mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp. Nó là sự tưởng nhớ và tỏ lòng tôn kính với tổ tiên đồng thời thể hiện tinh thần coi trọng nghề nông.

Bài 2 (SGK - 12):

- Đọc truyện em thích nhất là chi tiết: vua họp người lại rồi nói về ý nghĩa của hai loại bánh và nhận xét của vua về bánh chưng bánh giầy. Em thích nó vì nó thể hiện được sự trân trọng khả năng sáng tạo của người lao động.

Chúc em học tốt 

(Ko coppy dưới mọi hình thức - bài tự làm no coppy mạng hỏi nó chưa chắc có đâu)

cho cj xin ctlhn nha.

image

Thảo luận

-- cảm ơn nha

Lời giải 2 :

3 phần

+ P1: Từ đầu đến “chứng giám”: Hoàn cảnh, ý định, hình thức chọn người nối ngôi

+ P2: Tiếp đến “hình tròn”: Các lang chuẩn bị và sự báo mộng của thần cho Lang Liêu.

+ P3: Còn lại: Lang Liêu được chọn nối ngôi vua

Giá trị nội dung

Thông qua câu chuyện về Lang Liêu, người làm ra hai thứ bánh và được kế ngôi, truyện giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp và sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên, thể hiện ước mong về một đất nước được trị vì bởi vị vua anh minh

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 12):

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong:

   - Hoàn cảnh: giặc yên, vua đã già, đông con.

   - Ý định: người nối ngôi phải nối được chí vua, không cần là con trưởng

   - Hình thức: câu đố thử tài.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 12):

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp vì:

   + Là người thiệt thòi nhất khi mồ côi mẹ; chàng thật thà

   + Chăm chỉ việc đồng áng, quý trọng hạt gạo => Sống gần gũi nhân dân

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 12): - Hai thứ Bánh Lang Liêu làm được chọn vì:

+ Ý nghĩa thực tế: thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo - sản phẩm do chính con người làm ra.

+ Ý nghĩa sâu xa : tượng Trời, tượng Đất, muôn loài

- Lang Liêu được chọn nối ngôi vì biết đem cái quý nhất trong trời đất do chính tay mình làm ra tiến cúng Tiên vương => người con tài năng, hiếu thảo => hội tụ đủ các điều kiện của một ông vua tương lai có cả tài cả đức.

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 12): Ý nghĩa truyền thuyết:

+ Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy.

+ Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước.

+ Đề cao lao động, đề cao nông nghiệp và sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên

+ Ước mong về đất nước được trị vì bởi vị vua sáng suốt
Soạn bài : KO  soạn phần luyện tạp

I. Từ là gì

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 13):

- Tiếng (12): Thần; dạy; dân; cách; trồng; trọt; chăn; nuôi; và; cách; ăn; ở

- Từ (9): Thần; dạy; dân; cách; trồng trọt; chăn nuôi; và; cách; ăn ở

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 13):

- Sự khác nhau giữa tiếng và từ:

   + Tiếng dùng để tạo từ, một tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa

   + Từ dùng để tạo câu, một từ chắc chắn phải luôn có nghĩa

II. Từ đơn và từ phức

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 13):

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 14):

- Giống: Đều là từ phức (cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên)

- Khác:

   + Từ ghép: Các tiếng có quan hệ về nghĩa

   + Từ láy: Các tiếng có quan hệ về âm

III. Luyện tập

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 14):

a. Các từ thuộc kiểu từ ghép

b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống...

c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, cha con...

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 14):

Quy tắc sắp xếp từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:

   + Theo giới tính (nam, nữ): ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ, chú thím, dì dượng...

   + Theo bậc (trên dưới): bác cháu, chú cháu, chị em, dì cháu, mẹ con...

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 14-15):

- Phân theo cách chế biến: bánh rán, hấp, nướng, tráng, cuốn...

- Phân theo chất liệu: bánh nếp, tẻ, khoai, ngô, sắn, khúc, đậu xanh, gai...

- Phân theo tính chất: bánh dẻo, phồng, xốp...

- Phân theo hình dáng: bánh gối, tai voi, sừng bò,...

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 15):

- Từ láy “thút thít” miêu tả tiếng khóc của người.

- Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả tiếng khóc: nức nở, ti tỉ, nghẹn ngào, dấm dứt, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, não nùng...

Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 15):

- Từ láy tả:

a. Tiếng cười: khanh khách, khúc khích, sằng sặc, ha hả, hềnh hệch, nhăn nhở, toe toét...

b. Tiếng nói: ồm ồm, khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu, ông ổng, oang oang,...

c. Dáng điệu: lom khom, lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh, lắc lư, khệnh khạng...

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK